| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Nắng lớn, được mùa dưa hấu

Thứ Năm 18/04/2019 , 15:41 (GMT+7)

Chị Lê Thị Quyên (xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đưa tay gạt mồ hôi trán rồi cười vui: “Nhà tôi trồng 2 ha dưa hấu. Do trồng sớm nên đến bây giờ đã bán gần xong. Sản lượng được trên 40 tấn, thu nhập gần 300 triệu đồng. Trừ đi các khoản chi phí còn lại cũng được lãi hơn nửa. Rứa là quá thắng lợi rồi”.

Đầu tháng 4, dưa hấu ở huyện Bố Trạch bước vào vụ thu hoạch. Từ thị trấn nông trường Việt Trung, vòng về các xã Phú Định, Lý Trạch, Tây Trạch… tấp nập cảnh người mua, kẻ bán. Ô tô nối nhau đến ăn hàng. Các thương lái chạy rong ruổi từ nơi này sang nơi khác, điện thoại di dộng réo suốt để khớp nối thông tin chủ ruộng dưa với lái xe vận chuyển dưa.

Người trồng dưa Quảng Bình mừng được mùa , được giá

Trên vùng đất cao su chuyển đổi, anh Anh Cao Văn Định (đội Truyền thống- thị trấn Nông trường Việt Trung) đã xong một hợp đồng bán dưa. Hơn 10 tấn dưa loại 1 được thương lái bốc hết lên xe. Tiền bán dưa được trao ngay tại ruộng, trong cái lán che tạm bằng bạt, đếm đủ tiền, anh Định hồ hởi cho hay, năm nay do thời tiết nắng nhiều nên người trồng dưa cũng thuận tiện. Cây dưa phát triển tốt mà ít bị sâu bệnh hoặc chết dọc (cây dưa tự nhiên bị héo úa rồi chết). Sau hai tháng rưỡi đã cho thu hoạch. Năng suất dưa đạt cũng cao và giá cả tương đối ổn định nên bà con phấn khởi lắm. “Nhà tôi có 1 ha dưa. Thu hoạch lứa đầu chọn được trên 10 tấn, giá bán 7 ngàn đồng/kg, thành ra thu được khoảng 70 triệu đồng. Ngoài ruộng cũng còn được hơn 10 tấn dưa các loại nữa”- anh Định cho hay.

Ông Nguyễn Trọng Tuyển – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch cho biết, vụ ĐX toàn huyện có khoảng 1.100ha trồng dưa hấu. Di được mùa nên nắng suất đạt từ  20 - 30 tấn/ha. “Thời tiết thuạn lợi suốt cả vụ dưa nên mức đầu tư của bà con cũng được giảm xuống.  Vì vậy, sau khi trừ chi phí mõi ha trồng dưa, nông dân thu lãi từ 50-70 triệu đồng”- ông Tuyển cho biết.

Thị trấn nông trường Việt Trung là địa phương có diện tích trồng dưa hấu khá lớn của huyện Bố Trạch. Hằng năm, có khoảng 200 hộ dân tham gia vụ dưa với diện tích khoảng 350 ha. Theo các hộ trồng dưa, năm nay cây dưa dễ chăm sóc, ít sâu bệnh nên đỡ tốn công sức và chi phí. Dù nắng nhiều, nhưng không gây ra hạn hán nên cũng chẳng cần bơm nước tưới. Dưa của Bó Trạch được thương lái thu mua và vận chuyển ra các tỉnh Sơn La, Lào Cai… tiêu thụ nên cũng khá chủ động.

Ông Nguyễn Văn Quang (đội Hữu Nghị) cũng vừa bán xong ruộng dưa nên cũng đã tính toán được lỗ lãi của vụ. Dưa tốt nên quả to nhiều hơn và thương lái cứ mua bán ngay tại ruộng nên tiền cầm chắc trong tay. “Với loại dưa quả to, đẹp, thương lái đến mua tận ruộng với giá dao động từ 7.000 – 9.000 đồng/kg.  Tính hết mùa dưa hấu, gia đình tôi thu về khoảng 170 triệu đồng và lãi cũng được gần trăm triệu”- ông Quang phấn khởi nói.

Anh Sáng: ‘Chịu khó mỗi chuyến cũng lãi được vài triệu đồng'

Theo đường Hồ Chí Minh xuôi về xã Tây Trạch cũng thấy không  khí sôi động của vụ dưa vui. Chị Lê Thị Quyên (xóm Rẫy- xã Tây Trạch) cũng vừa bán lô dưa vét cuối cùng cho thương lái. Vụ dưa năm nay, gia đình chị trồng 2 ha. Dưa tốt nên bán sớm được  khoảng 15 ngày. Năm ngoái, cũng diện tích trồng dưa này, gia đình vất vả lắm mới có lãi được gần 30 triệu đồng. Vụ năm nay dưa tốt, giá tăng cao nên số lãi cao gấp mấy lần. Chọn quả dưa mọng, chị Quyên bổ ra vui vẻ mời khách rồi bộc bạch: “Vụ dưa thuận lợi nên dưa chọn (loại 1) được nhiều với giá cao nên bà con cũng mừng vì thu nhập tăng. Nếu tính hết thì vụ dưa năm nay, gia đình tôi cũng lãi hơn 140 triệu đồng”.

Niềm vui không chỉ đến với người trồng dưa. Nhiều tư thương buôn bán nhỏ cũng có thu nhập cao từ dịch vụ mua bán nông sản này. Bên đường, anh Nguyễn Văn Sáng cùng vợ đang bốc dưa lên ô tô tải nhỏ. Mỗi chuyến, hai vợ chồng mua dưa ngang trên ruộng với giá 400-500 đồng/kg. Sau đó mang ra Hà Tĩnh nhập cho các quán giải khát, số còn lại thì chịu khó đi đến các trung tâm dân cư bán lẻ. Cứ đều đặn hai ngày một chuyến, hết dưa lại về mua tiếp. Ngồi trên thùng xe, vừa xếp lại dưa để khi vận chuyển đỡ bị bầm dập, anh Sáng vừa nói: “Chịu khó đi về, mỗi chuyến trừ chi phí, xăng xe, công cán cũng bỏ vào trong túi được vài triệu đồng”. Cũng theo anh Sáng, hai vợ chồng cũng đã chạy được hơn chục chuyến như vậy.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.