| Hotline: 0983.970.780

Nông dân trồng mì lao đao thời 'bão giá, bão dịch'

Thứ Sáu 05/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

Dịch khảm lá mì hiện đang lan rộng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như một số tỉnh phía Nam. Những ngày qua, khi chống dịch chưa xong thì cây trồng này lại rơi vào cảnh rớt giá, nông dân trồng mì đang rất khó khăn.

Giá rớt thảm, dịch bệnh tăng

Vĩnh Cửu là huyện đang có diện tích mì bị nhiễm bệnh khảm lá nhiều nhất tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân do nông dân sử dụng giống đại trà không chọn lọc khiến diện tích nhiễm bệnh tăng mạnh.

14-29-44_nh_1
Diện tích cây mì bị dịch bệnh tăng mạnh

Ông Dương Quang Vinh, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Vĩnh Cửu cho biết: “Đến nay địa phương chúng tôi đã khoanh vùng diện tích bị dịch, khuyến cáo nông dân không sử dụng giống mì nhiễm bệnh để tái sản xuất”. Theo ông Vinh, dịch khảm lá mì trên địa bàn huyện đã tạm thời được khống chế, nhưng bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng củ thu hoạch năm nay.

Nông dân Trần Quốc Sang, trồng hàng chục ha mì tại xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu cho rằng, nhiều hộ có rẫy mì bị nhiễm bệnh khiến năng suất giảm gần một nửa, tỷ lệ chữ bột cũng bị ảnh hưởng. Đã thế giá bán củ mì tươi lại bị giảm càng khó khăn thêm. “Gia đình tôi thuê đất với giá chục triệu đồng/ha/năm để trồng mì. Nay mì bán ra chỉ được 2.000 đồng/kg, giảm cả ngàn đồng/kg so với vụ thu hoạch trước nên hầu như không còn lợi nhuận. Từ sau tết tôi đã phải thu hoạch sớm chấp nhận bán mì non chứ không còn bị thất nặng, vì mì càng để giá càng giảm”.

Cùng nỗi lo về giá, ông Hoàng Ngọc Tân, nông dân đang thu hoạch mì tại xã Xuân Thạnh (huyện Thống Nhất) lo lắng: “Hiện giá mì ngoại thị trường đã rớt xuống chỉ còn gần 2.000 đồng/kg. Ấy vậy mà nhiều doanh nghiệp còn tắt máy điện thoại, chẳng thèm đến thu mua khiến bà con chúng tôi buộc phải chở mì đi bán tỉnh khác rất vất vả, lỗ vốn”.

14-29-44_nh_4
Người dân trồng mì đang gồng mình vượt qua “bão dịch, bão giá”

Khoảng 2 tháng trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến mì đã tạm ngưng thu mua bởi hàng còn tồn nhiều. Nông dân trồng mì đành phải bán cho các lò sấy nhỏ giá vừa thấp vừa chậm được trả tiền.

Nhiều chủ vựa chuyên thu mua mì lát trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu cho biết, vụ mì trước có giá tốt, nông dân đua nhau trồng, doanh nghiệp cũng trữ hàng nhiều nhưng nay đầu ra gặp khó khiến hàng tồn ứ nhiều.
 

Xây dựng nguồn giống mì sạch bệnh

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, năm 2018 toàn tỉnh trồng trên 13,8 ngàn ha mì. Vụ ĐX 2018 - 2019, toàn tỉnh trồng 1.152ha, trong đó giống nhiễm bệnh khảm lá là HL-S11, chiếm gần 32% diện tích.

14-29-44_nh_2
Đoàn lãnh đạo Bộ NN-PTNT khảo sát thực tế các “điểm nóng” mì bị dịch bệnh

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bệnh khảm lá mì bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2018 và nhanh chóng lan thành dịch với diện tích gần 380ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất, Long Thành. Trong đó, trên 46ha mì nhiễm bệnh nặng buộc phải tiêu hủy.

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Nai cho biết, đây là năm đầu tiên huyện Vĩnh Cửu bị bùng phát bệnh khảm lá mì với diện tích lớn, do nông dân chưa nhận thức được việc tự nhân giống, nếu tiếp tục lấy hom giống từ những cây mì đã bị bệnh sẽ khiến bệnh lây lan nhiều hơn, phát bệnh sớm hơn dẫn đến năng suất của vụ sau giảm rất nhiều và có khả năng mất trắng do dịch bệnh.

Hiện, các địa phương tại Đồng Nai đã triển khai các mô hình quản lý giống mì với diện tích 92ha, nhằm xây dựng nguồn giống mì sạch bệnh cung cấp cho nông dân. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động phòng chống bệnh khảm lá mì cấp huyện, xã; tổ chức nhân rộng mô hình sản xuất giống mì sạch bệnh; tăng cường công tác điều tra nhằm phát hiện sớm diện tích mì nhiễm bệnh và hướng dẫn nông dân nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm