| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Kiên Giang tăng trưởng dương, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra

Thứ Năm 29/12/2022 , 17:12 (GMT+7)

Năm 2022, ngành nông nghiệp Kiên Giang tăng trưởng dương, các chỉ tiêu về sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, xây dựng nông thôn mới đều vượt kế hoạch.

Chiều 29/12, tại TP Rạch Giá, Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023. Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ông Lê Quốc Anh (thứ 2, bên trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và triển khai kế hoạch năm 2023. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Quốc Anh (thứ 2, bên trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp và triển khai kế hoạch năm 2023. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, vượt qua một năm nhiều khó khăn, nhất là giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu tăng cao nhưng ngành nông nghiệp đã tổ chức sản xuất đạt và vượt nhiều chỉ tiêu được giao. Trong đó, tổng diện tích lúa gieo trồng năm 2022 là 699.999/704.670 ha, sản lượng lúa thu hoạch đạt trên 4,4 triệu tấn. Tỷ lệ lúa chất lượng cao đạt 97,32%, tỷ lệ sử dụng hạt giống cấp xác nhận gieo trồng đạt 84,76% diện tích gieo trồng.

Toàn tỉnh đã xây dựng được 693 cánh đồng lớn với diện tích 109.332 ha, sản lượng ước khoảng 497.250 tấn gắn liên kết tiêu thụ, các cánh đồng còn lại đều có thương lái thu mua. Trong đó, có 5.431 ha sản xuất lúa đạt chuẩn chứng nhận hữu cơ (1.229 ha), GlobalGAP (500 ha), VietGAP (1.195 ha) và tiêu chuẩn SRP (2.507 ha)… xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Kiên Giang tập trung xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa đạt các tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng, giá trị phục vụ chế biến xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang tập trung xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa đạt các tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng, giá trị phục vụ chế biến xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh.

Đến nay, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã gửi đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã vùng trồng là 148 hồ sơ, đã được chấp thuận gắn mã số vùng trồng 101 mã cho 11 loại cây trồng, gồm: lúa, xoài, bưởi, chuối, khóm, gừng, khoai lang, khoai môn, măng cụt, mít và sầu riêng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, năm 2022 toàn tỉnh đã thực hiện được 4.480 ha, chủ yếu chuyển sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc luân canh lúa – thủy sản. Việc chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2,5 đến 4 lần, giúp tăng thêm lợi nhuận từ 25-65 triệu đồng/ha cho nông dân.

Lĩnh vực thủy sản, do hoạt động khai thác hải sản gặp khó khăn nên ngành nông nghiệp đã định hướng tăng cường hoạt động nuôi thủy sản mặn, lợ, ngọt để bổ sung sản lượng, cũng như tái cấu trúc lại lĩnh vực khai thác thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2022 ước được 844.406 tấn, tăng 5,56% kế hoạch, trong đó sản lượng khai thác ước được 523.929 tấn và nuôi trồng thủy sản là 322.452 tấn. Riêng tôm nuôi nước lợ ước được 111.600 tấn, tăng 7.474 tấn.

Kiên Giang tăng cường hoạt động nuôi thủy sản nước mặn, lợ, ngọt để bổ sung sản lượng, cũng như tái cấu trúc lại lĩnh vực này theo hướng phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang tăng cường hoạt động nuôi thủy sản nước mặn, lợ, ngọt để bổ sung sản lượng, cũng như tái cấu trúc lại lĩnh vực này theo hướng phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2022 tỉnh đã công nhận thêm 17 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã nông thôn mới đạt chuẩn được công nhận toàn tỉnh là 107/116 xã, có 4 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Có thêm 2 huyện An Biên và Kiên Lương hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới, nâng tổng số được 7/15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2022 Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã đánh giá 68 sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao trở lên. Nâng sản phẩm OCOP được công nhận toàn tỉnh lên 176 sản phẩm đã được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên.

Nhận định tình hình kinh tế năm 2023 tiếp tục có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là giá vật tư, nhiên liệu duy trì ở mức cao, lãi xuất ngân hàng tăng cao, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã xây dựng 2 kịch bản phát triển sản xuất, trong đó tăng mạnh lĩnh vực thủy sản.

Cụ thể sản lượng lúa duy trì đạt 4.4 triệu tấn, tỷ lệ sản xuất lúa chất lượng cao duy trì trên 90% tổng diện tích gieo trồng. Phấn đấu trong năm 2023, diện tích sản xuất đạt chứng nhận SRP 10.000 ha, đạt chứng nhận hữu cơ ít nhất 1.000 ha và diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi gia tăng giá trị ít nhất 20% tổng diện tích gieo trồng.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 840.000 tấn, tăng 36.930 tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 480.000 tấn, giảm 8.100 tấn và sản lượng nuôi trồng thủy sản 360.000 tấn, tăng hơn 45.000 tấn. Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 120.500 tấn, tăng 12.000 tấn.

Có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có ít nhất 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và có thêm 2 huyện An Minh, Kiên Hải được công nhận huyện nông thôn mới.

Tỉnh Kiên Giang có lợi thế rất lớn phát triển nuôi tôm nước lợ, nhất là mô hình nuôi tôm - lúa, mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang có lợi thế rất lớn phát triển nuôi tôm nước lợ, nhất là mô hình nuôi tôm - lúa, mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UND tỉnh Kiên Giang ông Lê Quốc Anh đánh giá, trong khó khăn, phát triển sản xuất gặp nhiều bất lợi nhưng năm 2022 tỉnh đã có kết quả phát triển kinh tế - xã hội rất ấn tượng. GDP toàn tỉnh đạt mức tăng trưởng 7,7%, cao nhất trong nhiều năm qua. Tổng sản phẩm ước đạt 68.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp Kiên Giang chiếm trên 40%. Riêng ngành nông nghiệp đã hoàn thành đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên, các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi diện tích còn hạn chế so với lợi thế về vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước. Kiên Giang có diện tích vùng biển rộng lớn nhưng chưa tận dụng hất không gian nuôi biển để thúc đẩy phát triển lĩnh vực thủy sản. Đồng thời, cần kết hợp phát triển ngành du lịch, trong đó có phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm để gia tăng thu nhập và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

"Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn. Hoàn thành kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi biển, nuôi tôm nước lợ, chống khai thác IUU, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh phát biểu chỉ đạo.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm