| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Đưa kịch bản giảm sản lượng lúa, tăng mạnh thủy sản

Thứ Tư 07/12/2022 , 15:31 (GMT+7)

Kiên Giang Kiên Giang đã xây dựng 2 kịch bản phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2023, theo đó sẽ giảm sản lượng lúa, tăng mạnh thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng.

Giảm lúa và thủy sản khai thác

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đơn vị đã xây dựng 2 kịch bản thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu ngành nông nghiệp năm 2023. Đây là cơ sở để các đơn vị chuyên môn trực thuộc, các địa phương có kế hoạch phát triển sản xuất phù hợp, hiệu quả.

Theo đó, kịch bản 1 sẽ giảm sản lượng lúa của tỉnh còn 4,35 triệu tấn, giảm 50.000 tấn so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, tỷ lệ sản xuất lúa chất lượng cao duy trì trên 90% tổng diện tích gieo trồng. Phấn đấu trong năm 2023, diện tích sản xuất lúa đạt chứng nhận hữu cơ ít nhất 1.000 ha, diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đạt ít nhất 20% tổng diện tích gieo trồng.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình như nuôi tôm – lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm - cua kết hợp. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình như nuôi tôm – lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm - cua kết hợp. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Toàn, kịch bản được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ ngành năm 2022 và những dự báo bối cảnh tỉnh hình thế giới, trong nước và trong tỉnh. Đặc biệt là những tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu và cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…

Giảm sản lượng lúa phải đi đôi với nâng cao chất lượng, cần tập trung đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hữu cơ, theo chuỗi giá trị nhằm bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và lợi ích kinh tế. Phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh ngày càng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh.

Kịch bản phát triển nông nghiệp của Kiên Giang là tăng mạnh thủy sản nhưng giảm sản lượng đánh bắt, tăng nuôi trồng, nhất là đối với tôm nuôi. Ảnh: Trung Chánh.

Kịch bản phát triển nông nghiệp của Kiên Giang là tăng mạnh thủy sản nhưng giảm sản lượng đánh bắt, tăng nuôi trồng, nhất là đối với tôm nuôi. Ảnh: Trung Chánh.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 816.000 tấn, tăng 12.930 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản là 480.000 tấn, giảm 8.100 tấn và sản lượng nuôi trồng thủy sản là 336.000 tấn, tăng 21.000 tấn. Riêng sản lượng tôm nuôi là 116.200 tấn, tăng 7.700 tấn.

Trong đó, tập trung khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác chống khai thác IUU tại địa phương. Tăng cường công tác quản lý, đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định, nhất là trong hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Triển khai thực hiện dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng trên vùng biển Kiên Giang. Đề án sắp xếp, cơ cấu lại nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang.

Sản xuất quy mô lớn và đạt các tiêu chuẩn

Theo kịch bản 2, Kiên Giang vẫn duy trì sản lượng lúa bằng với kế hoạch năm 2022 là 4,4 triệu tấn, tập trung tăng tỷ lệ lúa chất lượng cao, diện tích sản xuất lúa đạt chứng nhận SRP là 10.000 ha, chứng nhận hữu cơ ít nhất là 1.000 ha. Tăng diện tích sản xuất lúa cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung áp dụng quy trình sản xuất đạt các tiêu chuẩn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, cây ăn quả.

Nâng cao năng lực dự báo về tình hình bệnh trên cây trồng, vật nuôi, triển khai thực hiện nghiêm và hiệu quả các chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh và phòng chống thiên tai. Trước mắt, cần tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp thủy lợi, chống hạn, xâm nhập mặn… phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp Kiên Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trung Chánh.

Trồng trọt, đẩy mạnh sản xuất lúa an toàn, sản xuất hữu cơ và sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng lúa gạo, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh. Tăng diện tích đáp ứng sản xuất lúa hữu cơ, SRP… được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ. Tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - tôm ở các huyện vùng U Minh Thượng, huyện Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Phát triển vùng trồng rau theo hướng an toàn, đạt chuẩn chứng nhận, gắn với ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản. Tập trung cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện địa phương, gắn với đăng ký mã vùng trồng.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 840.000 tấn, tăng 36.930 tấn so với kế hoạch năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản 480.000 tấn, giảm 8.100 tấn và sản lượng nuôi trồng thủy sản là 360.000 tấn, tăng 45.000 tấn. Riêng sản lượng tôm nuôi là 120.500 tấn, tăng 12.000 tấn so với kế hoạch 2022. Đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển ven bờ, ven các đảo và nuôi xa khơi với công nghệ lồng nuôi hiện đại. Tập trung các đối tượng nuôi có tiềm năng lớn và giá trị kinh tế cao như: ốc hương, ngọc trai, cá bống mú, cá bóp… 

Kiên Giang giảm sản lượng lúa nhưng tập trung nâng cao chất lượng, đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, theo chuỗi giá trị bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang giảm sản lượng lúa nhưng tập trung nâng cao chất lượng, đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, theo chuỗi giá trị bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Chú trọng nâng cao chất lượng một số loài cá nuôi nước ngọt, gắn với mở rộng phát triển nuôi cá trên ruộng lúa, cá trong ao mương vườn, cá rừng và trong vèo lưới. Đẩy mạnh phát triển và nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm ứng dụng công nghệ…

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiếp tục nghiên cứu đề xuất triển khai xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng và số hóa dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp năm 2023, tập trung các giải pháp để phát triển mạnh các loại cây, con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vào các hoạt động khoa học công nghệ. Nâng cao chất lượng hoạt động khuyến nông, đẩy nhanh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau quả, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ.

Tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình như nuôi tôm – lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm - cua kết hợp đạt chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC của Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là tăng thêm diện tích, năng suất, sản lượng tôm càng xanh trong ruộng lúa và các mô hình nuôi kết hợp.

Xem thêm
Bức tranh thị trường chè thế giới, Việt Nam có ghi dấu?

Đổi mới và 'cao cấp hóa' là chìa khóa mở rộng thị trường vì người tiêu dùng đang thay đổi nhu cầu theo hướng chè đặc sản và các sản phẩm chất lượng cao.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Phân bón Lâm Thao và VinFast hợp tác vì tương lai xanh Việt Nam

Phân hón Lâm Thao và VinFast cùng hợp tác tổ chức chương trình 'Mãnh liệt tinh thần Việt Nam, phủ xanh Việt Nam' nhằm lan tỏa tinh thần xanh, thúc đẩy phát triển bền vững.

Dự án căn hộ Conic Boulevard có giá khoảng 37 triệu đồng/m2

Dự án Conic Boulevard gồm khu dân cư và căn hộ cao tầng với quy mô 5,3ha, tọa lạc tại đường Huỳnh Bá Chánh, thị trấn Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Bình luận mới nhất