| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới của Việt Nam được thế giới ghi nhận

Thứ Hai 30/10/2023 , 18:03 (GMT+7)

Tư lệnh ngành nông nghiệp cho biết Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, được bạn bè quốc tế công nhận.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, được bạn bè quốc tế công nhận. 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, được bạn bè quốc tế công nhận. 

Có những chỉ tiêu cần phải xem xét lại

Chiều 30/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục diễn ra với phần thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan bày tỏ thống nhất với quan điểm tiếp cận của Đoàn giám sát với liều lượng đánh giá thỏa đáng, đồng thời gợi mở nhiều điều để Ban Chỉ đạo Trung ương về 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện.

"Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội với nhiều thông tin bổ ích, đã ghi nhận, đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, nhất là những thành tựu sau 5 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ta và được bạn bè quốc tế công nhận", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Trước một số tồn tại hạn chế đã được chỉ ra, Tư lệnh ngành nông nghiệp chia sẻ thêm rằng, hiện hệ thống văn bản hướng dẫn cồng kềnh xuất phát từ quan điểm tiếp cận đa mục tiêu, cùng với đó, sự phối hợp trên dưới, ngang dọc chưa chặt chẽ, khi thiết kế chương trình phức tạp nhưng nguồn lực hạn chế.

Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ còn nhiều việc phải làm để kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, từ đó cùng tháo gỡ.

Bộ trưởng cũng cho rằng, đề xuất về xem xét lại cơ chế ủy quyền, phân cấp, nhất là về nguồn vốn cho cấp huyện là một giải pháp khả thi. Đồng thời, Bộ trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh này, bên cạnh mục tiêu giải ngân cũng phải đảm bảo được tất cả những chỉ tiêu, những mục tiêu đưa ra để có được nông thôn mới phát triển bền vững.

Cụ thể hơn, Bộ trưởng cho biết, trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, dù có cơ chế đặc thù cho riêng các vùng miền nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các địa phương. Qua các ý kiến của các đại biểu đã cho thấy, trong cùng một vùng miền cũng có những tỉnh vượt lên. Do đó, khi tiếp cận và vận hành chương trình thì vướng mắc nhất sẽ ở những địa phương dưới mức trung bình. Chính vì vậy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ trình với Ban Chỉ đạo Trung ương trong thời gian tới để tính toán vấn đề này.

Theo Bộ trưởng, những kết quả đạt được hôm nay có thể chậm, chưa đạt được mục tiêu nhưng đó cũng là những cố gắng rất lớn của các địa phương khi mà nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương giảm gần một nửa. Sự cố gắng của các địa phương là rất nhiều nhưng trong thời điểm hiện nay đã bắt đầu "đuối".

Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã giúp cho bộ mặt của nông thôn ngày càng khởi sắc, hình thành được nhiều vùng quê đáng sống.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã giúp cho bộ mặt của nông thôn ngày càng khởi sắc, hình thành được nhiều vùng quê đáng sống.

Ngoài ra còn có rào cản quản lý giữa các ngành. Cấu trúc bộ máy của 3 Chương trình và năng lực tiếp nhận của cán bộ địa phương, nhất là cán bộ cấp xã thay đổi liên tục cũng là một phần hạn chế. Do đó, thời gian tới sẽ chú trọng hơn đào tạo cho cán bộ.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, có những chỉ tiêu cần phải xem xét lại trong thời gian tới. Đồng thời chia sẻ về tình hình thực tế khi xã sau khi hoàn thành tiêu chí nông thôn mới thì các nguồn lực hỗ trợ không còn.

Thực tế này cho thấy thiết kế 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn có những lỏng lẻo. Ở đây cũng có áp lực kép, một phần mong muốn tất cả các xã lên nông thôn mới để hoàn thành đúng chỉ tiêu của Đại hội, nhưng khi nông thôn mới thì nguồn lực hỗ trợ sẽ bị giới hạn.

Do đó, những vấn đề trong thiết kế chính sách trong thời gian tới sẽ xem xét để tạo được năng lực cụ thể cho địa phương, bởi nguồn lực Nhà nước không thể hỗ trợ được hết mà cần phát huy được năng lực của cộng đồng.

Phân cấp, phân quyền trọn gói cho các địa phương

Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia rất phù hợp, đúng chủ trương Nghị quyết của Đảng, cũng như sự mong đợi của nhân dân…

Đặc biệt thành công nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã giúp cho bộ mặt của nông thôn ngày càng khởi sắc, hình thành được nhiều vùng quê đáng sống… Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện 3 Chương trình còn nhiều vướng mắc, xung đột giữa các văn bản, sự phối hợp chưa đồng bộ… dẫn đến kết quả giải ngân chậm, khó thực hiện.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị.

Do vậy, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho biết, ông đồng tình với giải pháp phân cấp, phân quyền trọn gói cho các địa phương, mạnh dạn bỏ các quy định về các tiêu chí, nguyên tắc cứng để thuận lợi cho quá trình triển khai, góp phần đưa các chương trình, chính sách sẽ đi vào cuộc sống sớm nhất.

Chia sẻ quan điểm này, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn - bày tỏ nhất trí với nhiều nội dung trong báo cáo giám sát cũng như dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đại biểu cho biết, bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tăng nhiều chỉ tiêu và yêu cầu cao hơn so với bộ tiêu chí giai đoạn trước. Việc duy trì nông thôn mới của các xã đã được công nhận nông thôn mới ở giai đoạn trước khi áp theo bộ tiêu chí ở giai đoạn này khó đạt được. Một số tiêu chí khó đánh giá ở thời điểm hiện tại như: tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, tỷ lệ người dân có sổ sức khỏe điện tử và tham gia sử dụng ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa, do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, có nơi tỷ lệ sử dụng internet, điện thoại thông minh còn hạn chế.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chưa phù hợp với tình hình thực tế như tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 13%, trở thành bài toán thách thức với nhiều địa phương. Đại biểu cho rằng cần sớm tham mưu, sửa đổi bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong bộ tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng gặp khó khăn.

Đại biểu đề xuất cần ban hành bộ tiêu chí mang tính chất định hướng chung, xuyên suốt và dài hơi hơn, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những chỉ tiêu, tiêu chí không còn phù hợp với thực tiễn thì chỉ cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Đại biểu Hoàng Thị Đôi - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La - kiến nghị sửa đổi, bổ sung tiêu chí nông thôn mới bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Ảnh: Quochoi.vn.

Đại biểu Hoàng Thị Đôi - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La - kiến nghị sửa đổi, bổ sung tiêu chí nông thôn mới bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Ảnh: Quochoi.vn.

Đại biểu Hoàng Thị Đôi - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La cho biết, thực hiện các Quyết định 318, Quyết định 319 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có một số tiêu chí phân cấp cho địa phương quy định để phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Tuy nhiên, một số tiêu chí như thu nhập nghèo đa chiều vẫn quy định khá cao, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các xã khó bắt kịp so với chỉ tiêu của bộ tiêu chí.

Một số chỉ tiêu khi áp dụng thực tiễn khó triển khai như chỉ tiêu xã phải có vùng nguyên liệu tập trung để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trên thực tế, nhiều xã vùng III của các tỉnh không có vùng nguyên liệu tập trung, các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản quy mô nhỏ chủ yếu theo mùa vụ.

Mặt khác, chỉ tiêu cũng quy định diện tích sân bóng đá thể thao, quy định tỷ lệ phần trăm phải hỏa táng chưa phù hợp với vùng miền dân tộc,... Vì vậy, đại biểu đề nghị phải có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu phù hợp với thực tiễn nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra

Xem thêm
Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.