| Hotline: 0983.970.780

Nữ dược sĩ thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ thịt trâu gác bếp

Thứ Hai 13/12/2021 , 15:02 (GMT+7)

Sau 4 năm tìm tòi và phát triển công thức riêng, cơ sở sản xuất thịt trâu gác bếp Thiết Hà đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu.

 

Thịt sấy Tây Bắc từ lâu đã khẳng định được hương vị riêng của núi rừng, và được xem là đặc sản của khu vực. Nhiều hộ gia đình tại các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... đã tự tổ chức sản xuất, làm thịt sấy, đồng thời không ngừng học hỏi kiến thức kinh doanh, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đưa các sản phẩm tới thị trường một cách rộng rãi.

Chị Lê Thị Hà, chủ cơ sở sản xuất thịt trâu gác bếp Thiết Hà, trú thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một trong số những hộ vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa có bí quyết riêng, giúp sản phẩm thịt sấy thơm ngon, bắt mắt hơn. 

 

Chị Hà chia sẻ, để làm ra được món thịt sấy ngon, chất lượng cần lựa chọn những con trâu to, khỏe, ăn cỏ tự nhiên. Khi pha thịt, chị chọn những miếng thịt mông, thớ dài để khi sấy không bị hao. Bên cạnh đó, thịt phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mỗi miếng thịt, chị cắt thành từng miếng lớn, độ dày từ 1-2cm, ướp gia vị khoảng 5-6 tiếng, sau đó treo trên lò khoảng 15-20 tiếng, trước khi đưa vào máy ép chân không để bảo quản thịt lâu hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 

Mỗi sản phẩm làm ra đều được chủ cơ sở sản xuất chăm chút, nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng, hương vị thơm ngon. Vừa qua, sản phẩm thịt trâu gác bếp của cơ sở Thiết Hà là một trong số hơn 40 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. 

Với vị cay của ớt, gừng, mùi thơm của tỏi, mắc khén quyện vào từng thớ thịt được sấy trên bếp nhiều giờ… thịt sấy trở thành phẩm tạo được sự khác biệt với các món ăn khác. Bên cạnh việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm, cơ sở còn giúp nhiều bà con dân tộc ở địa phương có công ăn việc làm trong những lúc nông nhàn.

 

Vốn là một dược sĩ, chị Hà đặc biệt quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, thịt sấy thực sự lên ngôi. Thay vì chờ đến các dịp lễ, Tết, nhu cầu thịt sấy giờ gần như có quanh năm. Mỗi ngày, cơ sở của chị đều chế biến hàng chục kilogram thịt.

"Để có một miếng thịt trâu gác bếp đậm đà, đúng vị Tây Bắc, tôi đã phải tìm tòi mất 4 năm trời. Ban đầu là đi tham khảo sản phẩm của các tỉnh lân cận, sau đó về tự pha chế, và tìm ra công thức riêng", chị Hà nói.

 

Để có được cơ sở khang trang như hiện tại, chị Hà đã vượt qua nhiều cơ sở về mặt bằng nhà xưởng, cách tiếp thị sản phẩm, cũng như nhiều rào cản về vận chuyển trong thời gian Covid-19. Rút kinh nghiệm dần, tích cực lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng, cơ sở Thiết Hà giờ kết hợp nhuần nhuyễn giữa cách bán truyền thống (quảng cáo, bán hàng tại nhà) với bán hàng hiện đại thông qua mạng xã hội, tăng tính tương tác, chân thực, khách quan, thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, cơ sở cũng chú trọng đến việc xây dựng giới thiệu câu chuyện sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác, mẫu mã để thu hút người tiêu dùng. 

 

Sản phẩm thịt trâu gác bếp của Thiết Hà nằm trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã tổ chức cho các chủ thể OCOP tham gia các hội chợ tại Hà Nội, Lào Cai; tham gia Hội thảo “Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP các tỉnh miền núi phía Bắc” tại Hà Nội.

Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu đã ký biên bản hợp tác 3 bên giữa tỉnh với Văn Phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; và hàng chục biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm OCOP với doanh nghiệp.

 

Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu chia sẻ, chương trình OCOP đã khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị, tiềm năng, lợi thế của các làng nghề, đặc sản vùng miền; tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo về chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

Qua các đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm, Lai Châu hiện có 108 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, với 37 chủ thể. Thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Ảnh 16:40

Yên Bái Tại Lục Yên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Giải bóng đá nữ trang phục các dân tộc huyện lần thứ nhất, năm 2024.

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Ảnh 14:07

Hà Tĩnh Những cây duối có tuổi đời hơn trăm năm được người dân quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tạo hình thành cổng nhà, hàng rào xanh mát rất độc đáo, lạ mắt.

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Ảnh 14:05

Sáng 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã diễn ra Lễ khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 do UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Ảnh 22:53

Quảng Trị Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường III, thị xã Quảng Trị. Trường Bồ Đề là một trong những điểm đặc biệt trên cung đường của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024.

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ảnh 16:28

Sơn La Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm