| Hotline: 0983.970.780

Nụ cười hạnh phúc bên trong trang trại trồng rau hữu cơ ở Hà Nội

Thứ Sáu 02/09/2022 , 08:00 (GMT+7)

Xuất phát từ đam mê làm nông nghiệp hữu cơ, vợ chồng anh Chinh - chị Duyên từ bỏ công việc ổn định tại thành phố về ngoại thành mở trang trại rau sạch.

 

Trang trại hữu cơ GenXanh có diện tích hơn 2 ha địa chỉ tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) được vợ chồng tiến sĩ Nguyễn Đức Chinh và 2 người bạn thành lập, với mong muốn đem rau hữu cơ an toàn, đảm bảo sức khoẻ đến người tiêu dùng.

 

Anh Nguyễn Đức Chinh (sinh năm 1982) là tiến sĩ sinh học tại Nhật cùng vợ là chị Nguyễn Thị Duyên (sinh năm 1983) là thạc sĩ nông nghiệp tại Australia. Năm 2019, anh chị cùng những người đồng nghiệp của mình đã khai hoang và bắt đầu phủ xanh mảnh đất với nhiều loại rau khác nhau. Để có nguồn nước sạch tưới rau, anh Chinh trực tiếp xây dựng hệ thống lọc, qua nhiều bể chứa.

 

Theo anh Chinh, quy trình sản xuất được hình thành dựa trên 3 yếu tố chính là thuận tự nhiên, công nghệ và bản địa. Trang trại hữu cơ GenXanh tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu 5 không: không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và giống biến đổi gen. Chất dinh dưỡng chính tại trang trại được anh Chinh sử dụng gồm các loại phân ủ thủ công khác nhau, bao gồm đạm trứng, đạm cá, dịch chuối, phân chuồng...

 

Hơn 1 năm làm việc tại trang trại sức khoẻ tốt hơn so với làm nông truyền thống, cô Nguyễn Thị Dần vui vẻ nói: "Làm rau hữu cơ tuy mất nhiều thời gian, công sức hơn so với canh tác truyền thống nhưng không khí trong lành vì không sử dụng thuốc trừ sâu, rau sạch đảm bảo sức khoẻ cho người dùng nên nông dân chúng tôi rất phấn khởi".

 

Việc không sử dụng chất hoá học nên côn trùng có hại cho cây trồng xuất hiện khá nhiều tại trang trại cụ thể nhiều loại bướm, sâu ăn lá, ruồi vàng... 

 

Vừa đến trang trại, khoác vội bộ quần áo chống nắng nóng, anh Chinh thoăn thoắt dùng vợt bắt bướm. Anh phân trần: "Năm nay bướm xuất hiện sớm, loại này không diệt trừ sớm để chúng đẻ trứng tại vườn rau cải và bùng phát thì hỏng hết cả ruộng rau".

 

Chị Nguyễn Thị Duyên cho biết: “Rau tại vườn không dùng các chất hoá học, nên 8 công nhân tại đây đều phải làm thủ công các bước như: bắt sâu, cắt cỏ, gốc nào cỏ có cây con thì cắt bằng tay, gốc nào không có cây bé thì có thể cắt bằng máy".

 

Được biết từ mô hình trang trại rau sạch anh Chinh - chị Duyên còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương trong đó còn có 2 công nhân là người khuyết tật, 1 người câm, 1 người điếc họ là chị em ruột của nhau, mọi người giao tiếp với nhau bằng cử chỉ và nhìn khẩu hình miệng.

 

Để hạn chế tình trạng sâu bệnh, anh Chinh đã dùng miếng bẫy dính côn  và phương pháp thủ công như dùng túi bọc các quả mướp đang trong thời kì phát triển nhằm hạn chế bị ruồi vàng đẻ con vào quả.

 

“Tại đây có hơn 100 loại rau củ khác nhau nhưng nông trại sẽ tập trung rau theo mùa nhiều hơn. Như trời miền Bắc vào mùa đông, thì chúng tôi sẽ tập trung trồng cà rốt, bắp cải, dưa chuột. Còn mùa hè thì trồng rau dền, rau muống, theo nguyên tắc mùa nào thức nấy”, anh Chinh chia sẻ.

 

Nông nghiệp hữu cơ xuất phát từ người nông dân, chia sẻ thêm về ý kiến này, cô Nguyễn Thị Sang người nông dân làm tại trại cho biết: "Thời gian đầu làm chúng tôi thấy mô hình trồng rau của trại này lạ lắm, chẳng dùng thuốc trừ cỏ, diệt sâu hay bón phân hoá học gì cả, nhiều lúc nhìn ruộng rau bị sâu ăn xót xa lắm. Nhưng dần dần sau này chúng tôi nhận thấy rau trồng theo phương pháp hữu cơ này ăn đúng ngon hơn, đặc biệt đảm bảo sức khoẻ người nông dân và người tiêu dùng nên chúng tôi rất ủng hộ".

 

Hiện nay trang trại là nơi cung cấp rau hữu cơ cho nhiều khách hàng lẻ khác nhau và một số nhà hàng, siêu thị mini trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội. Chị Duyên tâm sự: "Tính trung bình giá các loại rau sạch trồng theo phương pháp hữu cơ khoảng 40.000 đồng có giá nhỉnh hơn so với rau truyền thống 30.000 đồng. Tuy nhiên khách hàng rất ưa chuộng, trang trại hiện đang không đủ rau để cung cấp ra thị trường"

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Ảnh 19:28

Đến 17 giờ ngày 26/4, vụ cháy diện tích rừng đặc dụng rộng khoảng 10ha tại khu vực Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang đã được khoanh vùng, tạo các đường băng cản lửa.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Ảnh 16:40

Yên Bái Tại Lục Yên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Giải bóng đá nữ trang phục các dân tộc huyện lần thứ nhất, năm 2024.

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Ảnh 14:07

Hà Tĩnh Những cây duối có tuổi đời hơn trăm năm được người dân quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tạo hình thành cổng nhà, hàng rào xanh mát rất độc đáo, lạ mắt.

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Ảnh 14:05

Sáng 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã diễn ra Lễ khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 do UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Ảnh 22:53

Quảng Trị Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường III, thị xã Quảng Trị. Trường Bồ Đề là một trong những điểm đặc biệt trên cung đường của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm