Nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang từng là một gương mặt văn chương nổi tiếng. Từ năm 1985, những truyện ngắn đầu tiên của cô gái 10 tuổi Nguyễn Thị Châu Giang xuất hiện, đã nhận được sự yêu mến từ độc giả. Rời khỏi trường phổ thông, Nguyễn Thị Châu Giang bước chân vào giảng đường Đại học Mỹ thuật TPHCM nhưng lại lừng danh trên văn đàn với các tác phẩm “Đám cưới sao”, “Biển trên núi”, “Đèn lồng treo cao”, “Đêm dịu dàng”…
Có thể khẳng định, trong thế hệ sinh ra và lớn lên sau khi đất nước thống nhất, nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang là một trong những tác giả thành danh khi còn rất trẻ với nhiều giải thưởng văn chương. Nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang cùng với Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải… đều được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam ở độ tuổi hai mươi.
Thế nhưng, sau tập truyện ngắn “Trở về tình yêu” xuất bản vào năm 2004, thì nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang gần như biến mất trên văn đàn. Suốt 15 năm qua, nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang quyết định ngừng viết để chuyên tâm vẽ. Vai trò họa sĩ dần thay thế vai trò văn sĩ khi người hâm mộ nhìn về phía nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang.
Nhiều người tiếc nuối cho văn sĩ Nguyễn Thị Châu Giang, nhưng nhiều người lại vui mừng cho họa sĩ Nguyễn Thị Châu Giang. Công bằng mà đánh giá, thì nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang đã cầm bút bằng năng khiếu thiên bẩm, còn nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang cầm cọ được đào tạo bài bản. Không chỉ được “học” ở Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM, mà Nguyễn Thị Châu Giang còn được “hành” ở những môi trường mỹ thuật chuyên nghiệp trên thế giới. Nguyễn Thị Châu Giang từng được rèn luyện qua những khóa học chuyên sâu tại Paris - Pháp và New York - Mỹ.
Cuộc triển lãm cá nhân “Ẩn hoa” tại TPHCM là sự tái ngộ của nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang với giới thưởng ngoạn. Nguyễn Thị Châu Giang gọi tên 22 bức tranh sơn dầu trưng bày đợt này là “Ẩn hoa 2”, vì năm 2011 chị đã có triển lãm “Ẩn hoa” tại Thái Lan và Hồng Kong. Phải thừa nhận, với “Ẩn hoa 2”, phong cách của Nguyễn Thị Châu Giang đã có sự thay đổi không nhỏ. Nếu so với những triển lãm cá nhân trong nước trước đây của Nguyễn Thị Châu Giang như “Những gương mặt đến từ tương lai” hoặc “Bên trong tôi”, thì màu sắc và đường nét trong tranh chị đã dữ dội hơn và cũng đằm thắm hơn.
Họa sĩ Nguyễn Thị Châu Giang nói về triển lãm cá nhân bằng ngôn từ của một văn sĩ: “Ẩn hoa được lấy cảm hứng từ những người bà, người mẹ, chị em gái, con gái, bạn gái và những người phụ nữ xa lạ… sống quanh tôi và lướt qua cuộc đời tôi, vốn có một cuộc đời bất định và dành tặng cho họ. Chúng ta là những bông hoa. Cho dù chúng ta đến từ đâu, từ thế hệ nào, sống trong hoàn cảnh nào, chúng ta xấu hay đẹp, khổ đau hay hạnh phúc, tràn ngập yêu thương hay cô độc… chúng ta vẫn phải nở hoa và tỏa ngát hương thơm. Nở hoa và tỏa hương là cách tuyệt vời nhất để chúng ta có thể tự tin đối mặt đối mặt được với thế giới đầy rẫy đau thương và lạc loài này”.
Năm nay 45 tuổi, nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang đã đi qua một chặng đường dài với nghệ thuật. Chữ nghĩa của Nguyễn Thị Châu Giang đã được giấu kín trong ngăn kéo, còn hội họa của Nguyễn Thị Châu Giang thì rạo rực chinh phục đám đông. Viết hay vẽ, đối với chị cũng đều là thao tác sáng tạo mang theo tất cả đam mê và khát vọng.
Nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang có mối tình khá lãng mạn với nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam (sinh năm 1974) từ thời cả hai còn cắp sách đến trường. Bây giờ, họ đã thành vợ chồng và có hai đứa con, cô gái 16 tuổi và cậu trai 11 tuổi. Nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam thổ lộ rằng, anh chỉ đọc văn của Nguyễn Thị Châu Giang khi còn hẹn hò, còn từ ngày kết hôn đến nay thì anh chỉ chia sẻ với vợ qua tranh.
Vợ chồng cùng nổi tiếng như Nguyễn Thị Châu Giang - Tăng Thành Nam thì sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái cũng là điều thú vị. Cô con gái Cầm Thy 16 tuổi của họ đã quyết định theo tấm gương của người cha để trở thành một nghệ sĩ violon. Và dù không cầm bút hay cầm cọ như người mẹ, nhưng cô con gái 16 tuổi lại trở thành cảm hứng hội họa của nữ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang. Rất nhiều tác phẩm trong triển lãm “Ẩn hoa”, nhân vật được Nguyễn Thị Châu Giang miêu tả rất chăm chút chính là cô con gái Cầm Thy.