| Hotline: 0983.970.780

Nuôi 'chuột tre' mỗi tháng đút túi gần 100 triệu đồng

Thứ Hai 13/03/2023 , 15:22 (GMT+7)

Cần Thơ Ông Nguyễn Văn Hiếu, ở quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) được xem là người tiên phong thực hiện thành công mô hình nuôi dúi trong chuồng trại cho thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng. 

Trại dúi của ông Hiếu có hơn 50m2 được lợp thiếc kín đáo để hạn chế ánh sáng, đúng như tập tính của loài dúi. Bên trong trại là hai dãy chuồng với 15 chuồng dúi. Mỗi chuồng được xây dựng và ngăn thành từng bồn bằng xi măng kiên cố, cao 0,6m, diện tích trung bình 0,5 - 1m2/chuồng.

Trại dúi của ông Hiếu có hơn 50m2 được lợp thiếc kín đáo để hạn chế ánh sáng, đúng như tập tính của loài dúi. Bên trong trại là hai dãy chuồng với 15 chuồng dúi. Mỗi chuồng được xây dựng và ngăn thành từng bồn bằng xi măng kiên cố, cao 0,6m, diện tích trung bình 0,5 - 1m2/chuồng.

Theo ông Hiếu, dúi có nhiều tên gọi như chuột tre, chuột nứa, chuột lách... bao gồm 4 loại khác nhau là dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn, dúi má vàng. Thức ăn chủ yếu của dúi là tre cắt thành thừng thẻ nhỏ, đọt mía và hạt bắp khô… mỗi chuồng nuôi từ 5 – 7 con. Bên cạnh đó có 5 – 10 chuồng dúi riêng biệt, có ngăn vách nơi ở và ổ đẻ dành cho những con dúi trong giai đoạn sinh sản ở và chăm sóc con.

Theo ông Hiếu, dúi có nhiều tên gọi như chuột tre, chuột nứa, chuột lách... bao gồm 4 loại khác nhau là dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn, dúi má vàng. Thức ăn chủ yếu của dúi là tre cắt thành thừng thẻ nhỏ, đọt mía và hạt bắp khô… mỗi chuồng nuôi từ 5 – 7 con. Bên cạnh đó có 5 – 10 chuồng dúi riêng biệt, có ngăn vách nơi ở và ổ đẻ dành cho những con dúi trong giai đoạn sinh sản ở và chăm sóc con.

Mỗi ngày dúi được cho ăn một lần vào đầu bữa sáng tốn khoảng 5.000 đồng/cuồng.

Mỗi ngày dúi được cho ăn một lần vào đầu bữa sáng tốn khoảng 5.000 đồng/cuồng.

Dúi là động vật hoang dã, sức đề kháng cao nên ít bệnh nên trại nuôi dúicủa ông Hiếu gần 10 năm qua không phải tốn tiền mua thuốc để trị bệnh cho đàn dúi. Đặc biệt chuồng nuôi dúi phải sạch và thoáng mát, hầu như dúi không uống nước và rất sợ nước.

Dúi là động vật hoang dã, sức đề kháng cao nên ít bệnh nên trại nuôi dúicủa ông Hiếu gần 10 năm qua không phải tốn tiền mua thuốc để trị bệnh cho đàn dúi. Đặc biệt chuồng nuôi dúi phải sạch và thoáng mát, hầu như dúi không uống nước và rất sợ nước.

Dúi mỗi năm sinh sản từ 3 – 4 lần, mỗi lần đẻ từ 1 – 3 con. Từ khi phối giống đến 60 ngày sau thì dúi mẹ sinh con. Dúi con được nuôi bằng sữa mẹ đến khoảng 20 ngày tuổi là có thể biết ăn, đến khoảng 30 ngày tuổi thì có thể tách bầy, từ đó đến 10 ngày sau là dúi mẹ có thể phối giống trở lại. 

Dúi mỗi năm sinh sản từ 3 – 4 lần, mỗi lần đẻ từ 1 – 3 con. Từ khi phối giống đến 60 ngày sau thì dúi mẹ sinh con. Dúi con được nuôi bằng sữa mẹ đến khoảng 20 ngày tuổi là có thể biết ăn, đến khoảng 30 ngày tuổi thì có thể tách bầy, từ đó đến 10 ngày sau là dúi mẹ có thể phối giống trở lại. 

Trung bình mỗi con dúi nuôi từ 10 – 14 tháng tuổi, đạt trọng lượng 1,5– 2 kg/con là có thể xuất bán thịt.

Trung bình mỗi con dúi nuôi từ 10 – 14 tháng tuổi, đạt trọng lượng 1,5– 2 kg/con là có thể xuất bán thịt.

Hiện nay ông Hiếu cung cấp dúi thịt cho các tỉnh ĐBSCL, miền Đông và Tây nguyên... với giá 800.000 đồng/kg. Mỗi tháng ông Hiếu cho xuất chuồng từ 30 - 40 con dúi chủ yếu bán cho các quán ăn và nhà hàng đến tận nhà thu mua nhưng nhưng sản lượng không đủ cung cấp.

Hiện nay ông Hiếu cung cấp dúi thịt cho các tỉnh ĐBSCL, miền Đông và Tây nguyên... với giá 800.000 đồng/kg. Mỗi tháng ông Hiếu cho xuất chuồng từ 30 - 40 con dúi chủ yếu bán cho các quán ăn và nhà hàng đến tận nhà thu mua nhưng nhưng sản lượng không đủ cung cấp.

Ngoài bán dúi thịt, ông Hiếu còn cung cấp con giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người mua. Trung bình giá dúi giống từ 4 tháng tuổi là 1,2 triệu đồng/con, 6 tháng tuổi là 1,5 – 1,7 triệu đồng/con.

Ngoài bán dúi thịt, ông Hiếu còn cung cấp con giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người mua. Trung bình giá dúi giống từ 4 tháng tuổi là 1,2 triệu đồng/con, 6 tháng tuổi là 1,5 – 1,7 triệu đồng/con.

Ông Hiếu cho biết thêm, ngoài trại nuôi dúi của ông tại TP. Cần Thơ ông còn góp vốn với người con rể mở trại nuôi dúi tại huyện Củ Chi (TP.HCM) rộng 1.000 m2 nuôi gần 1.200 con. Bình quân mỗi tháng cung cấp cho thị trường gần 200 con dúi lớn nhỏ, trừ chi phí mỗi tháng 2 điểm nuôi dúi của ông cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Ông Hiếu cho biết thêm, ngoài trại nuôi dúi của ông tại TP. Cần Thơ ông còn góp vốn với người con rể mở trại nuôi dúi tại huyện Củ Chi (TP.HCM) rộng 1.000 m2 nuôi gần 1.200 con. Bình quân mỗi tháng cung cấp cho thị trường gần 200 con dúi lớn nhỏ, trừ chi phí mỗi tháng 2 điểm nuôi dúi của ông cho thu nhập gần 100 triệu đồng.

Ngoài việc nuôi dúi bán thịt và giống, ông Hiếu còn tận dụng lấy phân dúi để trồng thêm hàng trăm chậu nha đam Mỹ mỗi tháng thu nhập gần 10 triệu đồng.

Ngoài việc nuôi dúi bán thịt và giống, ông Hiếu còn tận dụng lấy phân dúi để trồng thêm hàng trăm chậu nha đam Mỹ mỗi tháng thu nhập gần 10 triệu đồng.

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.