| Hotline: 0983.970.780

NutiFood đồng hành cùng chương trình 'Một triệu ly sữa' do Trung ương Đoàn phát động

Thứ Năm 23/04/2020 , 20:31 (GMT+7)

Ngày 22/4, NutiFood cùng Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh đã tặng sữa và nhiều nhu yếu phẩm khác cho các em thiếu nhi khu xóm trọ tại quận Tân Phú và huyện Hóc Môn.

Đại diện Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh cùng đại diện NutiFood tặng quà cho các em thiếu nhi. Ảnh: NutiFood.

Đại diện Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh cùng đại diện NutiFood tặng quà cho các em thiếu nhi. Ảnh: NutiFood.

Trước tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, việc bổ sung đủ chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ em.

Hiểu được điều đó, NutiFood đã tham gia chương trình “Một triệu ly sữa” do Trung ương Đoàn phát động, đem sữa đến cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, vượt qua mùa dịch.

Chia sẻ về chương trình ý nghĩa này, bà Nguyễn Ngọc Nhung, Phó Trưởng ban Thiếu nhi Thành đoàn TP. HCM cho biết: “Đây không chỉ là chương trình thiết thực dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc trong giai đoạn dịch Covid-19. Cảm ơn NutiFood đã cùng chúng tôi lan tỏa sự sẻ chia và mang nguồn dinh dưỡng thiết thực đến họ trong mùa dịch này .”

Chương trình “Một triệu ly sữa” được triển khai từ 22/4 đến khi có công bố hết dịch Covid-19. Trong ngày đầu tiên, chương trình đã trao 13.440 ly sữa cùng những thực phẩm thiết yếu khác cho hơn 1.500 em thiếu nhi tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và Thái Nguyên.

Sau khi TP. HCM được gỡ bỏ cách ly xã hội, mọi người chuẩn bị tinh thần để quay lại cuộc sống thường nhật. Thế nhưng, tại khu xóm trọ trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, dường như ai cũng đang quay quắt với bữa cơm từng bởi hầu hết người thuê trọ ở đây đều làm nghề may – cái nghề vẫn chưa thể ổn định dù dịch Covid-19 phần nào có dấu hiệu tích cực hơn. 

Đại diện NutiFood tặng quà cho gia đình chị Nguyễn Thị Lý đang ở trọ tại quận Tân Phú, TP. HCM. Ảnh: NutiFood.

Đại diện NutiFood tặng quà cho gia đình chị Nguyễn Thị Lý đang ở trọ tại quận Tân Phú, TP. HCM. Ảnh: NutiFood.

Là mẹ của hai người con độ tuổi ăn học, chị Nguyễn Thị Lý đang ở trọ tại quận Tân Phú, TP. HCM cho biết: “Có ăn bữa nào, nhà tui mừng bữa đó. Mỗi ngày có được 20-30 ngàn để ăn cho 4 người cũng là chuyện khó của nhà tui. Mấy tháng nay cả nhà chỉ ăn mì tôm”.

Hàng ngày chị Lý đi mua ve chai, chồng chạy xe ôm, cô con gái lớn đang học lớp 12 cũng đi làm việc nhà để kiếm thêm. Từ khi có dịch Covid-19, cả nhà “thất nghiệp”.  Nhận được phần quà gồm sữa và thực phẩm, chị Lý vui mừng nói: “Vậy là mấy đứa nhỏ có chất bổ rồi”.

Gia đình anh Hưng – chị Hằng tại khu xóm trọ ở quận Tân Phú vui mừng với phần quà từ chương trình . Ảnh: NutiFood.

Gia đình anh Hưng – chị Hằng tại khu xóm trọ ở quận Tân Phú vui mừng với phần quà từ chương trình . Ảnh: NutiFood.

Gia đình anh Hưng – chị Hằng có lẽ là một trong những gia đình mới nhất trong xóm trọ này. Chị là công nhân may, từ sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, thu nhập của chị giảm dần, bây giờ là thất nghiệp. Còn anh Hưng chồng chị thì nhu nhập giảm một nửa vì cửa hàng cắt còn 3 ngày làm việc một tuần.

Chi tiêu của cả gia đình bây giờ phụ thuộc vào số ngày lương ít ỏi của anh nên mọi thứ được gói ghém hết mức. Đưa cho con chai sữa Koichi, anh Hưng hào hứng bảo: “Bữa nay được uống sữa ngon và đủ chất rồi nha con”

Chị Diệu Nhung- cư dân khu xóm trọ ở quận Tân Phú, TP.HCM. Ảnh: NutiFood.

Chị Diệu Nhung- cư dân khu xóm trọ ở quận Tân Phú, TP.HCM. Ảnh: NutiFood.

Sau khung cửa, chị Diệu Nhung đang cặm cụi sửa đồ cho khách. Chị bảo: “Mình thì sao cũng được nhưng con đang tuổi ăn học, nên kiếm thêm đồng nào hay đồng đó. Thằng lớn năm sau là cuối cấp rồi”.

Gần 18 năm gắn bó với nghề may, buồn vui có đủ. Nhưng đợt dịch này, chị bảo vui vì được gần con, nhưng thực ra lo nhiều lắm. Lo nhất là mấy đứa nhỏ ăn uống sơ sài, có gì ăn đó, thiếu chất dinh dưỡng. Cũng may hôm nay được NutiFood tặng sữa cho con nên chị cũng thấy nhẹ nhõm phần nào.

Cùng với chương trình “Một triệu ly sữa”, NutiFood vẫn đang thực hiện nhiều hoạt động chung tay phòng chống dịch Covid-19 khác. Trong những tháng vừa qua, công ty đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ chi phí, tặng sản phẩm dinh dưỡng nhằm tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng, miễn dịch cho các y bác sỹ bệnh viện tuyến đầu, các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly và canh giữ biên giới, tặng sữa Enplus Diamond và sữa Riso Opti Gold Colostrum cho các bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhi tại các bệnh viện và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị tài trợ hơn 6 tỷ đồng.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm