| Hotline: 0983.970.780

Ở tuổi 85 thấy cuộc đời vẫn đẹp nhờ gạo lứt

Thứ Bảy 23/12/2017 , 15:11 (GMT+7)

Ở tuổi 85, cô Hà vẫn đọc sách báo bình thường mà không cần mang mắt kính và đọc làu làu nhiều bài thơ mà không cần sổ ghi chép. Cô có được sức khỏe và sáng suốt như vậy là nhờ ăn uống và sinh sống thuận với tự nhiên.

“Đã biết rõ thân này già chết

Còn tâm linh chẳng chết chẳng già”.

Đó là hai câu thơ thể hiện cái thấy biết vượt phàm tục của cô Phạm Thu Hà, sinh năm 1933, ở Quận 8, TP.HCM. Duyên may đã đưa cô đến gặp thực dưỡng cách nay 45 năm.

08-12-10_trng_38
Cô Phạm Thu Hà

Vào năm 1972, sau một đêm ngủ dậy, cô bị liệt dây thần kinh số 7, làm liệt nửa mặt bên trái, kéo theo miệng méo, mắt sụp, đầu nhức không chịu được, tai cũng nhức kinh khủng và ngủ không được. Đến bệnh viện trị cả năm không thuyên giảm, cô thất vọng và buồn chán vô cùng đến nỗi đã nảy ra ý định quyên sinh. Cô từng nghĩ sống mà đau đớn như vầy và không làm gì được thì sống để làm gì. Sống không ích lợi gì, thôi thì nhắm mắt cho rồi, để khỏi thấy gì hết.

May mắn là trong năm 1973, cô đọc được quyển sách nói về thực dưỡng của người em chồng mang về. Đó là quyển “Zen Và Dưỡng Sinh” của tác giả Thái Khắc Lễ. Cô nghĩ chết mà còn không sợ thì sợ gì mà không ăn gạo lứt thử xem. Trước khi áp dụng, cô nhịn đói 3 ngày như trong sách hướng dẫn để tẩy bớt chất độc ra ngoài. Khi bắt đầu thực dưỡng, cô ăn vào số 7 (100% gạo lứt). Sau một tuần ăn số 7, chứng nhức đầu của cô bớt dần và hết hẳn sau một tháng. Cô mừng không kể xiết. Từ đó đến nay, cô ăn theo thực dưỡng luôn.

Đối với cô, cái “kham khổ” của việc ăn gạo lứt không thấm thía gì cả vì cô xuất thân từ gia đình nông dân nghèo khổ. Ba của cô mất lúc cô mười tuổi. Cô học đến lớp 3 rồi nghỉ học để ở nhà phụ mẹ vì cô rất thương mẹ. Từ nhỏ cô đã có được tính tình tốt đẹp này. Cô thường đi đặt vó bắt tôm với mẹ. Ăn gạo lứt để có sức khỏe là điều đáng quí. Đối với cô, hạnh phúc không phải là tiền bạc và danh vọng. Gạo lứt hợp với sở thích đạm bạc của cô.

Cuộc đời có nhiều thứ thay đổi bất ngờ. Có một thời cô xuất gia vào chùa tu sau khi người con trai út đột ngột qua đời. Cậu út rất ngoan và hiền, từng giấu gia đình đi đạp xích lô để có tiền học sửa xe ô tô. Cậu út có lần ngỏ ý xin cô cho cậu út đi tu nhưng cô không đồng ý. Mất một người con có hiếu, chịu khó chịu cực như vậy, cô thương nhiều nên buồn rất nhiều và khóc nhiều lắm. Một buổi tối nọ, khi vừa mới chợp mắt, chưa ngủ mê, cô thấy một bóng người như thật đi ngang trong phòng. Cô ngồi dậy, bật đèn tìm khắp phòng và không thấy ai cả. Cô tắt đèn ngủ tiếp. Khi ngủ sâu, cô thấy cậu út hiện về ngồi bên cạnh và nói rằng má đừng buồn nữa, hết duyên con đi, “Duyên sanh như huyễn”.

Sau câu nói “Duyên sanh như huyễn”, cậu út mất hút cho đến bây giờ cô không mơ thấy cậu út nữa. Sáng ra cô kể cho gia đình nghe giấc mơ này và không ai trong nhà hiểu câu “Duyên sanh như huyễn”. Cô cũng không hiểu nghĩa câu này là gì vì cô chỉ học đến lớp 3 trường làng nhưng lạ là cô nhớ nó như in. Cô đem câu này đến chùa nhờ mấy thầy giảng giải. Sau này cô càng hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu này. Cô nhận ra lâu nay lầm tưởng rằng duyên mẹ con là thật. Duyên là hiện tượng không thật có. Có duyên thì gắn kết lại mà thành, hết duyên thì tan như không.

Cô xuất gia lúc cô năm 58 tuổi với Hòa thượng Thích Thanh Từ. Cô nhập chúng ba năm và nhập thất ba năm. Tổng cộng sáu năm, rồi cô về lại với gia đình. Trong thời gian 3 năm ở thất chuyên tu thiền, cô ăn chỉ bữa trưa gồm gạo lức và một ít rau củ. Cô không ăn bữa sáng và bữa tối. Cô quyết chí tu cho thành đạo. Thất của cô ở giữa rừng cao su. Đường đất vào đến thất rất khó đi, trơn trợt khi mưa. Một lần hai người con của cô đi thăm cô, do đường trơn trợt nên té ngã, một người bầm mặt còn người kia gãy tay. Cô thấy mỗi lần các con đi thăm cô là mỗi lần khổ cực nên cô quyết định về lại nhà với các con.

Cô bảo tu ở nhà cũng rất hay. Ở chùa ít thấy cảnh nghịch. Ở nhà thường gặp cảnh nghịch như con cháu nói gì đó trái tai mà mình giận mình buồn là biết lúc đó không tu. Nếu mình không tu, nó sẽ dẫn mình đi đến sân. Diệt cái sân khó hơn là diệt cái tham. Người khác chê cha của mình thì không sao nhưng chê đến mình, động tới mình là mình giận lên ngay lập tức.

Cô nói nhờ nhập thất 3 năm mà tâm cô sáng ra. Đầu óc sáng lúc nào không hay biết. Đó là cái sáng tự nhiên, có sẵng, chứ cô không học nhiều. Cô hiểu được những điều sâu màu trong Kinh Phật. Sau một lần nghe băng giảng về Biết Tánh của hòa thượng, cô chỉ lên ngọn cây và hỏi các cô đồng tu rằng các cô có thấy gì không. Cô tiếp cái gọi là “tánh” thì mắt thường không thể thấy nhưng mượn “tướng” cây rung động để hiển cái “tánh”. Các cô thấy bài giảng dễ hiểu hơn và vỗ tay gọi cô “đây là bà thiền sư”. Lấy cái tướng của cây để hiển cái tánh của Phật và luôn cả cái tánh chơn thật của con người. Cây rung là tướng, mượn cái tướng để hiện cái tánh gió và tánh biết của Phật. Nhờ cặp mắt này mà thấy cho nên không được phụ cái xác thân này. Đừng nghĩ rằng xác thân này là không thật mà không quan tâm đúng. Không có thân này thì vô phương, không làm được gì cả. Lấy “tướng” mà hiển “tánh” là vậy.

Đây là bài kệ thể hiện chỗ thấy biết của cô về lý vô sanh trong đạo Phật:

Tùy duyên khéo ai ơi thấu biết

Tâm bất sanh muôn việc hoàn không

Khắp nơi sáng suốt đại đồng

Tâm không bất chấp linh thông đạo đời.

Sau khi nhập thất, mọi vật trước mắt cô đều lung linh đẹp đẽ và có thể hiển hiện thành thơ ca. Nhìn mặt trời, nhìn ngọn cây, nhìn cọng cỏ, cô đều có thể dệt cảm xúc của mình thành thơ. Ở nơi đâu, lúc nào cô cũng vui vẻ vì cô không chấp bất kỳ thứ gì. Cô nói: “Ai chửi mình đừng chửi lại, cái nhẫn thứ nhất; ai đánh mình thì chạy, cái nhẫn thứ hai; ai giết mình thì đâu còn mà giết lại, cái nhẫn thứ ba. Ai thực hành được ba cái nhẫn này thì lúc nào cũng vui”.

Cô nói: “Cô đã có “vốn” để xài. Dù không hơn ai nhưng thấy có niềm vui. Ai cũng có cái vốn này, nó không mất bao giờ. Mình xài vốn của mình, đừng vay đừng mượn. Có vay có mượn thì phải có trả. Mượn vốn của người ta thì không phải của mình. Cái đó có thể nói là tánh linh; trí tuệ của mình cũng là cái đó. Nhiều người nói hay, thuyết pháp giỏi nhưng chưa biết cái vốn này. Họ không tin thì làm sao có được”.

Cái “vốn” là sự thấy biết vượt phàm tục và sức khỏe dồi dào. Cái “vốn” ấy thể hiện qua bài “Tự Thán” của cô:

Tự Thán

Ngày tháng tiếp nối qua mau

Ai ơi hãy chọn cách nào sống vui.

Làm người phải có linh tri

Không vui, khốn khó, mê si, lỗi lầm.

Ví mình đồng bậc cao thâm

Vượt lên bằng được thăng trầm ngại chi.

Vô thường biến đổi sá gì

Còn trời còn đất thì còn có ta.

Bao la thế sự mỗi nhà

Sống vui sống khỏe mới là tinh thông.

Nhớ chừa các việc bất công

Khen chê thương ghét mình không não phiền.

Được hỏi tại sao nhiều người không có được cái “vốn” đó. Cô trả lời do vô minh che lấp. Nếu khai minh sẽ thấy ngay. Ai cũng có nó cả.

Mới đây cô ghé Thực Dưỡng Khai Minh để thưởng thức các món chay thực dưỡng và cô đã cảm tác hai bài thơ tặng cho Khai Minh:

Khai Minh

Khai Minh này quán dưỡng sinh.

Ai mà đến đó kết tình đồng giao.

Dưỡng sinh không sợ bệnh đau

Còn thêm sức khỏe gặp nhau là cười.

Khai Minh Bất Diệt

Thế giới bao la vật hữu hình.

Nhân sinh vũ trụ đã quân bình.

Có có không không vô vi ấy.

Khai Minh Đại Hội hưởng Thái bình.

Được hỏi thực dưỡng có ích gì cho việc tu thiền. Cô trả lời Phật dạy “Thiểu dục tri túc”. Thực dưỡng rất hợp với “thiểu dục”. Ăn thực dưỡng không ăn nhiều thứ. Người ăn nhiều thứ dễ bị bệnh. Nhờ thực dưỡng mà đi đúng đường với Phật dạy. Thực dưỡng rất hay nhưng không phải tuyệt đối. Ai tin tưởng mà cố gắng ăn sẽ có kết quả tốt. Con người thường có ba cái tham: tham ăn, tham mặc, tham làm ăn cướp. Ăn xài nhiều thì phải cần nhiều tiền vì thế phải đi ăn trộm ăn cướp.

Hiện giờ có nhiều người bệnh. Tại sao vậy? Cô trả lời nguyên nhân là do tham ăn, nói ra thì hơi thô nhưng đúng là vậy. Ai ai cũng tham ăn, từ người nghèo đến người giàu, từ dân thường đến quan chức. Ăn bậy thì chết bậy. Cái nào là quí báu trong đời sống? Hơi thở là quí nhất. Còn thở là còn sống, hết thở là chết. Con người hạnh phúc là sống trong từng hơi thở, bí quyết của hạnh phúc. Biết mình có bệnh thì tự trị. Mình tự cứu mình, mình không cứu mình thì trời cũng chịu thua.

Thực tế ăn cái gì ra cái đó. Nếu ăn bậy, ăn nhiều thì bệnh. Con rể của cô mua một trái sầu riêng về cả nhà ăn. Cô ăn một hột thì thấy ngon. Thấy cô khen ngon nên hôm sau mua trái lớn hơn và ép cô ăn nguyên một tép nên cô nhức đầu ngay. Đó là lạm dụng quá, ăn nhiều mất quân bình. Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có thể là độc tố hại chết người.

Hiện tại cô ăn một chén cơm lứt nhão vào buổi trưa, sáng ăn bột, chiều ăn cháo đều từ gạo lứt. Cô đều vui vẻ nhận lời đi giao lưu trong giới thực dưỡng ở TP.HCM hoặc ở các tỉnh lân cận. Nơi nào có cô là nơi đó vui vẻ.

(Kiến thức gia đình số 50)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm