| Hotline: 0983.970.780

Viêm xoang ở trẻ em cần được hỗ trợ hiệu quả

Chủ Nhật 23/02/2025 , 16:33 (GMT+7)

Viêm xoang ở trẻ em đang là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh, khi thời tiết cuối tháng giêng có những diễn biến khá phức tạp trên cả nước.

Viêm xoang của trẻ em thường diễn biến phức tạp khi trời trở lạnh.

Viêm xoang của trẻ em thường diễn biến phức tạp khi trời trở lạnh.

Viêm xoang ở trẻ em dễ bùng phát khi trời trở lạnh hoặc môi trường không khí ẩm. Cùng với dịch cúm, thì viêm xoang ở trẻ em đang phổ biến ở nhiều tỉnh thành. Ngay trong mỗi gia đình, phụ huynh cần trang bị kiến thức cơ bản để ứng phó viêm xoang ở trẻ em.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, thì xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang tên cùng với tên của xương đó. Xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm. Trong lòng xoang được lót bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ thông với mũi- xoang và các xoang đều có lỗ thông nối với nhau. Khi bị viêm một xoang kéo dài dễ đưa đến các xoang khác gọi là viêm đa xoang.

Nhóm xoang trước như xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây quanh hốc mắt, các xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đó niêm dịch vượt qua mặt trong cuốn mũi giữa ở phần sau để đổ vào họng mũi. Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, thì dịch tiết ra từ viêm mũi kéo dài sẽ đổ ngược vào các xoang đặc biệt là xoang trán, xoang hàm, xoang sàng, kéo dài dẫn đến ứ dịch, kết hợp với hệ miễn dịch trẻ em chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ của cơ thể trẻ với yếu tố viêm nhiẽm rất yếu; là điều kiện để dẫn tới viêm xoang.

Về nguyên nhân, trẻ bị viêm mũi hoặc sổ mũi kéo dài, thường gặp thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không thích nghi kịp với sự thay đổi này, nên dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm long đường hô hấp trên sẽ dẫn đến xuất tiết đường mũi, xổ mũi, trẻ lại không biết xì mũi cho sạch, nên ứ đọng lại, tạo thành một vòng tròn quẩn, trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Từ ổ viêm này, vi khuẩn có thể tấn công xuống các xoang, cho nên khi bị viêm mũi họng – sổ mũi kéo dài, không được điều trị triệt để, vệ sinh mũi họng sạch sẽ, bé thường bị biến chứng gây viêm xoang.

Để khắc phục, trước hết các bậc làm cha mẹ, cần quan tâm đến tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, đầy đủ chất là chất béo, đạm, tinh bột, vitamin để cơ thể hoạt động tốt nhất, không ngoài mục đích nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Đồng thời, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh để trẻ thường xuyên bị thiếu ngủ, khiến cho bé mất tính linh hoạt, chậm chạp và uể oải, khó chống lại yếu tố gây bệnh.

Mặt khác, cũng cần giữ vệ sinh cho bé và tạo cho bé có thói quen giữ mũi miệng thường được sạch sẽ; tạo mội trường xung quanh bé luôn thoáng mát, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp. Khi trong nhà có người bị cảm cúm cần được cách ly với trẻ. Luôn giữ ấm và vệ sinh thân thể cho trẻ, không cho trẻ tắm nước lạnh, cần vệ sinh cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và lau người thật khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.

Hằng ngày, rửa mũi cho cho trẻ bằng nước muối sinh lý, bằng cách để trẻ nằm nghiêng, dùng bơm tiêm không có kim rút nước muối vào rửa mũi, lần lược hết này rồi làm tiếp bên kia, bơm nhẹ và đều tay, với trẻ lớn cha mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho.

Về điều trị, với trẻ còn nhỏ, có thể sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm, nhưng nhất thiết phải được chỉ định của bác sĩ. Cần kê gối cho đầu bé cao hơn một chút so với ngày thường cho bé dễ thở, nên nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên áo, chăn, gối của bé, với lượng nhỏ một lượng vừa phải, để bé không bị cay mắt hoặc chạm vào da bé. Khi cần thiết ra đường, tiếp xúc với khói bụi, cần đeo khẩu trang cho bé.

Với trẻ sơ sinh, cần tránh khi vệ sinh mũi cho trẻ bằng dùng miệng người lớn hút mũi cho trẻ, vì trong miệng của người lớn của chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Nếu cần làm động tác trên thì các bậc cha mẹ phải vệ sinh răng miệng cho mình trước khi thực hiện. Tuyệt đối không thể hỗ trợ cho bé khi người lớn đang bị bệnh đường hô hấp như cúm hay lao phổi…

Lưu ý, tránh vệ sinh mũi bằng nước muối quá nhiều, vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh tiết ra một chất nhầy trong mũi, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm tự nhiên, ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Cho nên, nếu rửa mũi bằng nước muối quá nhiều sẽ làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh.

Không nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé, vi trong tỏi có chứa chất Allicin, có thể diệt vi khuẩn, vi nấm giúp phòng và điều trị bệnh cúm. Việc nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ rất nguy hiểm, nó có thể gây nóng, rát, phù nề niêm mạc mũi trẻ và có thể làm tình trạng sổ mũi thêm nặng nề hơn. Lý do, niêm mạc của trẻ sơ sinh lại rất mỏng nên dễ xảy ra bỏng, trẻ sẽ khó thở bằng mũi mà buộc phải thở bằng miệng, điều này dễ dẫn đến viêm họng, viêm phổi do không khí không được làm ấm.

Viêm xoang ở trẻ em là bệnh thường gặp, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ vào khoảng 6,6% và bệnh tập trung ở trẻ dưới 6 tuổi. Vì vậy, phòng tránh cho trẻ viêm mũi kéo dài sẽ tranh các biến chứng viêm xoang.

Xem thêm
Tưởng bị say, không ngờ mắc ung thư hiếm gặp

Bàn chân phải của Jade Collett đột ngột bị cong, sau buổi vui chơi với bạn bè khiến cô không thể tự đi lại nhiều ngày sau đó.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ăn băp cải giúp phòng ngừa ung thư

Ăn băp cải giúp phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của rau bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư.

Bình luận mới nhất