| Hotline: 0983.970.780

Ốc bươu vàng hoành hành lúa xuân

Chủ Nhật 14/03/2021 , 17:11 (GMT+7)

Với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 - 8 con/m2, nhiều chỗ lúa vừa mới tỉa dặm hôm trước, hôm sau đã bị cắn đứt, nổi lá lên mặt nước...

Một góc ruộng của gia đình chị Đinh Thị Dung bị ốc bươu vàng tấn công. Chị đang tranh thủ bắt ốc để mấy hôm nữa sẽ tỉa, dặm lúa non vào chỗ ruộng trống. Ảnh: Mai Chiến.

Một góc ruộng của gia đình chị Đinh Thị Dung bị ốc bươu vàng tấn công. Chị đang tranh thủ bắt ốc để mấy hôm nữa sẽ tỉa, dặm lúa non vào chỗ ruộng trống. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện nay, trà lúa xuân trên địa bàn tỉnh Nam Định phát triển tốt. Bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng tỉa, dặm lúa non. Tuy nhiên, một số diện tích lúa non cao ngưỡng 10cm đang bị ốc bươu vàng tấn công. Chúng cắn đứt gốc cây lúa non rồi nhai lá, làm trụi cả đám.

Mặc dù bà con đã chủ động tăng cường bắt ốc để hạn chế ốc phá hại, nhưng với tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh đến chóng mặt của ốc bươu vàng, khiến cho người dân xử lí không kịp. Dưới ruộng lúa, ốc vẫn nhiều như nấm mọc sau mưa.

Chị Đinh Thị Dung (xã Trực Chính, huyện Trực Ninh) cho biết, với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 - 8 con/m2, nhiều chỗ lúa vừa mới tỉa dặm hôm trước thì hôm sau đã bị cắn đứt, nổi lá lên mặt nước…

“Trước đó, sau khi gieo sạ xong, gia đình tôi đã chủ động phun thuốc trừ ốc một lần. Tuy nhiên, ốc vẫn còn nhiều. Chúng bâu quanh gốc và cắn đứt đôi cây lúa non. Ở ven bờ ruộng, dưới ruộng lúa cũng đã xuất hiện các ổ trứng ốc bươu vàng”, chị Dung lo lắng.

Ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 – 8 con/m2. Ảnh: Mai Chiến.

Ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ trung bình 2 - 3 con/m2, cá biệt 7 – 8 con/m2. Ảnh: Mai Chiến.

Vụ đông xuân 2020 - 2021, toàn huyện Trực Ninh gieo cấy hơn 7.000 ha lúa. Hiện lúa đang phát triển và sinh trưởng tốt, song ốc bươu vàng xuất hiện trên khắp các cánh đồng, gây khó khăn cho việc chăm bón.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định, ốc bươu vàng là đối tượng có sức phá hại lớn; bởi chúng ăn khỏe, sinh sản nhanh, sống lâu, chịu được điều kiện khắc nghiệt.

Trong khi đó, vụ xuân diện tích gieo sạ thường rất lớn, kết hợp nhiệt độ thấp làm thời gian sinh trưởng lúa kéo dài nên ốc sẽ gây hại trên những diện tích lúa sạ và lúa mới cấy, đặc biệt trên những ruộng trũng gần mương máng. 

Chưa đầy 1 m2 đã có tới 4 con ốc bươu vàng trưởng thành (dấu X). Ảnh: Mai Chiến.

Chưa đầy 1 m2 đã có tới 4 con ốc bươu vàng trưởng thành (dấu X). Ảnh: Mai Chiến.

Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định khuyến cáo, để chủ động ngăn chặn ốc bươu vàng, bảo vệ tốt sản xuất vụ xuân; bà con nông dân cần thực hiện tốt 3 biện pháp diệt ốc.

Một là biện pháp thủ công: Tạo các rãnh nhỏ xung quanh ruộng; khi tháo nước, ốc tập trung xuống rãnh thì thu gom. Hoặc cắm que, cọc rải rác trong ruộng để ốc leo lên đẻ trứng sau đó thu trứng. Hoặc dùng lưới mắt cáo bằng kim loại, lưới nilon có lỗ nhỏ… chặn trước cửa ruộng, mương máng, cống dẫn nước vào ruộng để ngăn ốc từ bên ngoài xâm nhập vào ruộng lúa.

Các biện pháp thủ công cần được tiến hành thường xuyên trong suốt vụ. Ốc thu gom đem tiêu hủy hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng, nghiền làm thức ăn chăn nuôi.

Hai là, biện pháp sinh học: Thả vịt vào mương máng, ruộng lúa đã cứng hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc con. 

Trứng ốc bươu vàng. Ảnh: Mai Chiến.

Trứng ốc bươu vàng. Ảnh: Mai Chiến.

Với biện pháp dùng thuốc hóa học, ông Chính lưu ý, chỉ dùng thuốc hóa học khi mật độ ốc cao, ốc tuổi nhỏ không thể bắt bằng tay. Ưu tiên sử dụng thuốc nhóm hoạt chất Metaldehyde an toàn cho cây trồng và ít độc đối với động vật thuỷ sinh.

Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định lưu ý: Thuốc trừ ốc bươu vàng rất độc đối với động vật thủy sinh nên việc diệt ốc phải dùng biện pháp thủ công là chính.

Nếu phải sử dụng thuốc hóa học, khi phun cần hoành triệt, không cho nước trong ruộng chảy ra mương máng trong 3 ngày. Không phun thuốc gần khu vực nuôi trồng thủy sản...

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm