| Hotline: 0983.970.780

Ông Bùi Văn Nghiêm làm Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long

Thứ Sáu 07/05/2021 , 13:40 (GMT+7)

Ông Bùi Văn Nghiêm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Vĩnh Long vừa được Bộ Chính trị chuẩn y làm Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Sáng 7/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Ông Bùi Văn Nghiêm (trái) vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long. Ảnh: BD.

Ông Bùi Văn Nghiêm (trái) vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long. Ảnh: BD.

Thừa ủy quyền của Bộ Chính trị, ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long khóa 11, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Hoàng Đăng Quang đề nghị, trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông Bùi Văn Nghiêm phải luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm đem hết trí tuệ phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, xây dựng Đảng bộ tỉnh thật sự trong sạch vững mạnh về mọi mặt, phấn đấu đưa tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh giàu mạnh trong khu vực.  

Tân Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm sinh ngày 18/11/1966, tại xã Quới An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ngày vào Đảng: 29/9/1987. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Khoa học chính trị, Thạc sĩ Chính trị học, Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.