| Hotline: 0983.970.780

Ông Võ Kim Cự: Cấp phép cho Formosa, tôi không có gì sai

Chủ Nhật 24/07/2016 , 20:24 (GMT+7)

Nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói việc cấp phép 70 năm cho công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa là đúng trình tự...

Tuy nhiên, ông thừa nhận mình có phần trách nhiệm trước sự cố môi trường do Formosa gây ra.

Chiều 24/7, PV có cuộc phỏng vấn ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh - người trực tiếp cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa.


Ông Võ Kim Cự, nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: Võ Hải.

 

- Theo quy định trước năm 2014, cấp tỉnh chỉ được cấp phép cho thuê đất trong 50 năm, nhưng Hà Tĩnh đã cho Formosa thuê 70 năm. Ông giải thích việc này như thế nào?

- Đây là một dự án lớn. Hồi đó chúng tôi đã làm nghiêm túc, căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.

Cụ thể như quyết định Khu kinh tế Vũng Áng là vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng ưu đãi về chính sách của Chính phủ. Nghị định 108 của Chính phủ cũng nêu rõ đối tượng, phạm vi, thời gian ưu đãi, loại nào thì khuyến khích đầu tư tối đa, loại nào thì mức độ.

Các quy định pháp luật liên quan nêu thời gian cho thuê đất các dự án nói chung không quá 50 năm, nhưng với dự án có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn chậm và ở những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được phép kéo dài thời gian không quá 70 năm.

- Vậy vì sao Thanh tra Chính phủ xác định Hà Tĩnh cấp phép chưa đúng thẩm quyền?

- Ở đây là một quá trình, trước hết cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư, sau đó các bộ ngành cho ý kiến, rồi địa phương làm các bước theo quy định pháp luật, trong đó có bước hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề, cấp có thẩm quyền đã họp có sự tham gia các bộ ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm và ý kiến này được cấp có thẩm quyền đồng ý.

- Trong 3 tập đoàn mong muốn đầu tư vào Hà Tĩnh, có tập đoàn Tata, vì sao Formosa được chọn?

- Phải nói tới bối cảnh lịch sử, hồi đó đang có chủ trương kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực thép, điện, cảng biển. Lúc bấy giờ có 3 tập đoàn lớn của nước ngoài muốn vào Hà Tĩnh, nhưng 2 tập đoàn không làm cảng biển, có tập đoàn yêu cầu được cấp giấy phép khai thác mỏ sắt Thạch Khê, riêng Formosa cam kết sẽ làm luyện thép, cảng biển, đầu tư nhà máy điện.

Với chúng tôi, đây là một cuộc cân não và đã quyết định giữ mỏ sắt để sau này cho con cháu làm. Nghĩa là chấm điểm 3 nhà đầu tư nước ngoài thì Formosa được điểm cao nhất, đạt các tiêu chí để hưởng ưu đãi, trong đó có một tiêu chí là sử dụng trên 5.000 lao động. Chúng tôi cũng phải xin ý kiến Trung ương, chứ không phải địa phương tự quyết.

- Hà Tĩnh nhận dự án của Formosa là để phát triển, tuy nhiên đến nay sự cố môi trường biển đã gây thiệt hại lớn và còn nhiều hệ luỵ khác, ông nghĩ sao?

- Đây là sự cố ngoài ý muốn. Đến nay Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời xử lý. Khi Formosa chưa cam kết đền bù thì Chính phủ đã ra văn bản hỗ trợ khẩn cấp cho người dân 4 tỉnh, các bộ ngành đều vào cuộc.

Vấn đề hiện nay là sớm ổn định tình hình, nếu cá nhân, tổ chức nào có vi pham thì xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đồng thời không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Điều quan trọng là rút ra bài học để chấn chỉnh trong thời gian tới.

Bài học này không riêng địa phương nào hay nước nào. Đó là một chuỗi vấn đề từ hoạch định chính sách, cơ chế, cho đến tổ chức đầu tư, quản lý đầu tư của tất cả các cấp, sao cho các tiêu chí chuẩn mực hơn. Không chấp nhận phát triển bằng mọi giá, lấy yếu tố chủ thể là con người và môi trường sống của con người làm trọng tâm.

- Với bài học này, trước đây lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà từng từ chối dự án thép tỷ đô của Posco, ông nghĩ sao?

- Đây là hai việc khác nhau, không thể so sánh. Ở đây là do dự án thép của Posco không đạt các tiêu chí, mặt khác khi xét thấy các điều kiện không khả thi thì từ chối.

- Formosa không chỉ gây ra sự cố môi trường biển mà còn chôn chất thải nhiều nơi trên đất liền. Hà Tĩnh tính toán khâu xử lý chất thải của Formosa như thế nào?

- Formosa có một khu đất để xử lý chất thải nằm trong diện tích đất được cấp, bắt buộc phải xử lý trong đó để chịu trách nhiệm. Bản thân tôi nghe chuyện này cũng không đồng tình, đó là vi phạm, phải xử nghiêm.

Việc Formosa đổ thải ra ngoài có nhiều lý do, có thể do người phụ trách xử lý chất thải của Formosa, nhưng cũng có thể do tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn. Nếu không có người chấp nhận chở chất thải, chứa chất thải thì làm sao có vi phạm. Do vậy cần làm rõ để xử lý nghiêm các bên liên quan.

- Là lãnh đạo Hà Tĩnh trong giai đoạn Formosa đầu tư, đến nay ông thấy trách nhiệm gì của mình như thế nào?

- Với bối cảnh như tôi nói ở trên, căn cứ vào quy định pháp luật, về phần thực hiện các thủ tục đầu tư, cấp phép thì tôi đã làm nghiêm túc, đầy đủ quy trình một cách chặt chẽ, không có gì sai.

Điều băn khoăn, trăn trở là vì Formosa vi phạm, gây sự cố môi trưởng ảnh hưởng đến đời sống bà con, trong đó có những người thân của mình. Tất nhiên, tôi thấy có phần trách nhiệm của mình, nói là đứng ngoài cuộc thì không phải.

Cá nhân tôi đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền cũng như liên hệ với các tổ chức để tìm những giải pháp hỗ trợ bà con sớm ổn định cuộc sống.

Theo tôi, đừng vì sự cố này mà dẫn đến kìm hãm động lực phát triển, làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác. Hiện Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt, có việc đã xử lý, có việc đang tiếp tục kiểm tra để xử lý tiếp theo một cách minh bạch, công bằng.

Trao đổi về ý kiến tránh báo chí tại hành lang Quốc hội, ông Võ Kim Cự cho hay, sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin cho báo chí để mọi người có thông tin đa chiều. Tuy nhiên thời gian nghỉ giữa phiên làm việc tại Quốc hội ngắn. Nói ít không đủ không tin, mà nói đủ thì không có thời gian.

“Tôi là đại biểu Quốc hội, nên mọi việc phải có trách nhiệm, không thể thoái thác và không thoái thác được”.

 

VnExpress

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm