Ông Puongpun Sananikone, thành viên ban cố vấn Ngân hàng thế giới (World Bank Group), nguyên là Chủ tịch Trung tâm East-West Center (đặt tại Honolulu, Hoa Kỳ) trong 2 ngày 4 & 5/7 đã có chuyến thăm, làm việc tại Nhà máy Sản xuất Phân bón hữu cơ OBI- Ong Biển (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).
"Made in Việt Nam"
Cùng đi với ông Puongpun, còn có TS Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Môi trường (CERED), trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Ông Puongpun Sananikone (đầu tiên- bên trái qua) cùng ông Trần Ngọc Nam lắng nghe video clip của VTV2 chiếu về hiệu quả của bón phân hữu cơ Ong Biển trên cây cà phê, hồ tiêu ở vùng Tây nguyên |
Đích thân đón tiếp là ông Trần Ngọc Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH SX-TM Đại Nam (TP.Vũng Tàu), người sáng lập thương hiệu phân bón OBi- Ong Biển, đồng thời cũng là tác giả vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao giải thưởng sáng tạo công nghệ Việt Nam (Vifotec) cho công trình dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ Ong Biển với công suất 300 tấn/ngày.
Đây là Nhà máy sản xuất phân bón có quy trình công nghệ và chế tạo dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ hoàn toàn mới, do ông Trần Ngọc Nam phát minh, thiết kế bằng "Bàn tay việt, công nghệ Việt".
Ông Puongpun Sananikone cùng TS Nguyễn Hữu Ninh (thứ hai bên trái) đi tham quan nhà máy phân bón Ong Biển |
Ông Trần Ngọc Nam đã giới thiệu với ngài đại diện ban cố vấn Ngân hàng Thế giới về quá trình xây dựng thương hiệu nhà máy Ong Biển với đặc điểm là chỉ sản xuất mỗi loại phân hữu cơ.
Theo đó, dựa trên lợi thế có sẵn nguồn nguyên liệu đa hữu cơ cao cấp tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là nơi giàu chất dinh dưỡng không phải nơi nào cũng có, như phế phụ phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, bùn sinh khối từ nhà máy xử lý các chất thải lỏng sinh hoạt, kết hợp bã bùn, mật mía, phân gà, phân heo, phân bò..
Sau đó, tất cả đều được xử lý, chuyển hóa qua hệ thống thủy phân với sự tham gia của tập đoàn vi sinh vật hữu ích đảm bảo hữu cơ được phân giải tối đa, hạn chế sâu bệnh hại và cỏ dại.
Vì vậy, phân hữu cơ OBi-Ong Biển sau khi đưa vào sử dụng trên nhiều loại cây trồng, đến nay đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, nhất là cây hồ tiêu, cà phê, cao su, thanh long, sầu riêng, các loại cây hoa quả..mà người dân không cần sử dụng hoặc sử dụng rất ít các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Một nhà vườn trồng hồ tiêu ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước cho biết chỉ bón phân hữu cơ Ong Biển và tưới nước nhưng năng suất vẫn đảm bảo 3-4 tấn/ha. |
"Phương pháp canh tác của Nhà máy đưa ra rất đơn giản là chỉ bón phân Ong Biển và tưới nước. Sỡ dĩ chúng tôi nói tự tin bởi 2 lý do. Thứ nhất, cây trồng không chỉ tăng năng suất mà chất lượng sản phẩm cũng đạt chất lượng cao. Trong quá trình canh tác sẽ không tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng; thứ hai, con đường canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững sẽ làm tăng tuổi thọ cho các loại cây trồng công nghiệp dài ngày", ông Nam nhấn mạnh.
Kiểm chứng thực tế
Để kiểm chứng, ông Puongpun và TS Nguyễn Hữu Ninh đã dành hẳn một ngày cùng cán bộ Nhà máy trực tiếp đi tham quan một số nhà vườn trồng hồ tiêu ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước và cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận với qui trình canh tác trên nền nông nghiệp hữu cơ sạch, tức chỉ sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển và tưới nước.
Cán bộ kỹ sư Nhà máy phân bón Ong Biển kiểm tra cây hồ tiêu sau khi bón phân Ong Biển |
Sau khi thăm hỏi, phỏng vấn đủ kiểu các chủ vườn, ông Puongpun tỏ ra bất ngờ trước việc, mặc dù cây hồ tiêu chỉ "ăn" mỗi phân Ong Biển nhưng năng suất cây trồng vẫn đảm bảo khá cao từ 3-4 tấn/ha (mật độ bình quân 1.500 trụ/ha-PV), đặc biệt hơn, nông dân không hề đổ (gốc) và xịt thuốc, kể cả bón phân hóa học.
Đáng nói, tại một số nhà vườn trồng thanh long ở xã Hàm Thạnh, Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam), qua phản ảnh thực tế của bà con nông dân, sau khi sử dụng phân bón Ong Biển theo đúng qui trình hướng dẫn của Nhà máy (bình quân 4kg/trụ) thì ghi nhận cây thanh long còn có dấu hiệu giảm bệnh nấm tắc kè (còn gọi là đốm nâu, đốm trắng) rõ rệt.
Bà Nguyễn Thị Lan, trồng 3 ha thanh long ruột đỏ ở xã Tân Thành cho biết, bệnh tắc kè phá hoại trên cành lẫn trái (quả) trong tất cả các giai đoạn và thường xuất hiện sau mưa nên hầu hết người trồng rất sợ, nhất là thời điểm này đang là mùa mưa, trong khi đó bệnh hiện không có thuốc đặc trị.
Bà Nguyễn Thị Lan, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, bón phân Ong Biển gần 2 năm nay trên diện tích 3 ha thanh long nhận thấy bệnh nấm tắc kè giảm đi rõ rệt. |
"Gần 2 năm nay, nghe theo khuyến cáo của kỹ sư nhà máy, tôi mạnh dạn chỉ sử dụng phân bón Ong Biển và tưới nước đúng qui trình kỹ thuật, nhận thấy cây sinh trưởng tốt và ổn định, thỉnh thoảng tôi mới xịt thuốc nhưng không nhiều, trong đó ghi nhận bệnh tắc kè giảm hẳn. Năng suất bình quân đạt 40 tấn/ha, giá bán loại 1 trên 35.000 đồng/kg, loại 2 là 15.000–25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi lãi từ 250-300 triệu đồng/ha/năm, tức lãi trên nửa tỷ đồng/3 ha", bà Lan tiết lộ.