| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Ong Biển với cuộc hội ngộ bất ngờ

Thứ Sáu 28/04/2017 , 13:29 (GMT+7)

Họ là nông dân ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước vì một lý do nào đó, đã từng “nói xấu” phân bón Ong Biển trên báo, đài địa phương khiến doanh nghiệp này một phen khốn đốn “lên bờ xuống ruộng”.

Xung đột lợi ích

Thế nhưng, sau gần 5 tháng gặp lại ông Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam, người sáng lập thương hiệu phân bón hữu cơ Ong Biển của 6 năm về trước, tại cuộc hội thảo họ đã bất ngờ lên diễn đàn ôm chầm ông Nam để xin được nói lời xin lỗi.

12-06-10_h1
Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội (thứ hai từ trái qua) trong chuyến viếng thăm Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển ngày 15/12/2016

Còn nhớ cuối năm ngoái, tỉnh Bình Phước là nơi nổi tiếng “vương quốc” tiêu với hơn 15 ngàn ha đã xảy ra hiện tượng tiêu chết tập trung mỗi nơi một ít khiến không ít người dân hoang mang lo lắng. Mặc dù các nhà khoa học khi được hỏi thông tin về phân hữu cơ gây nên tiêu chết, ai nấy đều lắc đầu vì giả sử cứ cho rằng phân hữu cơ giả chỉ “toàn đất với rác” thì cũng không thể bón làm tiêu chết mà chỉ làm cho cây trồng không thể phát triển được.

Đặc biệt, ở ấp Tân Nhân, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có 3 hộ trồng tiêu là bà Lê Thị Tuyết, Bùi Thu Hằng và ông Trần Văn Đức chỉ có khoảng 100 nọc tiêu bị vàng lá, rồi dây tiêu chết dần mà không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, do các hộ này trước đó có sử dụng phân bón Ông Biển nên sự việc đã bị “trầm trọng” hóa sau khi đưa thông tin lên báo, đài. Sau đó, lan rộng ra các địa bàn khác có diện tích trồng tiêu lớn như Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bình Long..

Các đối thủ của phân bón Ong Biển tận dụng cơ hội thực hiện chiến dịch share (chia sẻ) trên mạng xã hội kèm theo các lời bình (comment) ác ý. Thậm chí, ngay cả ông Mai Văn Hè, nhân viên Trạm Khuyến nông huyện Phước Long, cũng đã góp nhặt các video clip phát sóng trên đài truyền hình nói về phân bón Ong Biển gây tiêu chết, rồi thuê người lập tài khoản sao chép tung lên mạng xã hội youtube lấy tên “mai he” với mục đích, động cơ là gì thì đến nay không ai rõ?

12-06-10_h2
Thông tin lùm xùm từ báo, đài về phân bón Ong Biển gây “tiêu chết hàng loạt” khiến Công an kinh tế tỉnh Bình Phước phải nhảy vào cuộc lấy mẫu và cho kết quả đạt chất lượng.

Thế nhưng, có chi tiết mà ai cũng rõ, ông Hè là nhân viên của bà Trương Thị Chung, Trưởng trạm khuyến nông huyện Phước Long, mà bà Chung là vợ của ông Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm khuyến nông huyện Bù Đốp. Trong khi ông Bắc đang nắm giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước nhưng lại là “ông chủ” của Cty CP Thương mại vật tư Bình Phước với hệ thống 15 cửa hàng mua bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón lấy tên khuyến nông...

Thế nên, tại địa phương Cty của ông Bắc thực sự là đối thủ cạnh trạnh, xung đột lợi ích với phân bón Ong Biển, bởi Cty ông Bắc kinh doanh buôn bán chính là thuốc BVTV, nông dân không chỉ mua phân về bón mà còn phải mua thuốc để phòng ngừa, điều trị, nhất là trên cây tiêu sử dụng khối lượng thuốc BVTV trong mùa vụ khá lớn, đặc biệt là vụ mưa.

Trong khi đó, phân bón hữu cơ Ong Biển lại xác định tôn chỉ hoạt động xuyên suốt từ trước tới nay là khuyến cáo bà con nông dân canh tác trên nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, đối với hồ tiêu chỉ cần bón hữu cơ và tưới nước là đủ nhằm đảm bảo an toàn nông sản sạch và môi trường nông nghiệp không bị ô nhiễm. Nghĩa là, nếu nông dân đã sử dụng Ong Biển là sẽ hạn chế hoặc không còn mua các loại hóa chất kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV đang được bán đầy rẫy trên thị trường.
 

Hội ngộ kịch tính

Sự việc “dội bom” thông tin phân bón Ong Biển gây “tiêu chết hàng loạt” trên báo, đài địa phương, nhưng lại không có căn cứ pháp lý và khoa học khiến nông dân hoang mang (xem bài “Truy tìm sự thật tiêu chết ở Bình Phước” trên Nông nghiệp Việt Nam ngày 9/1/2017) mà cả cửa hàng đại lý cũng lo lắng.

12-06-10_h3
Nông dân Lê Thị Tuyết từng nói không đúng về phân bón Ong Biển trên báo, đài nên khi tham dự hội thảo đã xin lỗi Cty và cá nhân ông TGĐ Trần Đại Nam

Trong đó, chuỗi cửa hàng vật tư nông nghiệp Thanh Phong (xã Thanh Phú, TX Bình Long) của ông Nguyễn Thanh Phong, là nơi phân phối phân bón Ong Biển cho bà con nông dân trong tỉnh mỗi năm 4-5 nghìn tấn là ví dụ.

Ông Phong kể lại: “Lúc đó, đích thân tôi xuống TP Vũng Tàu gặp ông Trần Ngọc Nam để chất vấn. Không biện hộ mà ông Nam dẫn tôi đi tham quan Nhà máy sản xuất phân Ong Biển ở xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành để nhìn tận mắt qui trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ tại đây. Thật sự tôi choáng ngợp trước nhà xưởng dây chuyền thiết bị Nhà máy đều do một mình ông Nam tự tay thiết kế xây dựng, trong đó ấn tượng nhất là công đoạn vận chuyển sản phẩm từ trong nhà máy ra xe tải bằng robot tự động.

Ngoài ra, ông Nam còn đưa các hình ảnh về chuyến viếng thăm Nhà máy của ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT vào ngày 15/12/2016 thì lúc đó tôi dám tin phân bón Ong Biển hoàn toàn tốt, đảm bảo chất lượng, không hề lừa dối nông dân để bán hàng như một số Cty phân bón cuốc xẻng khác mà tôi từng gặp”

Cũng chính vì các thông tin lùm sùm về phân bón Ong Biển mà các cơ quan chức năng như Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 của huyện Lộc Ninh, Công an kinh tế tỉnh trong tháng 11 và 12/2016 đã nhảy vào cuộc, tiến hành kiểm tra bốc mẫu ngẫu nhiên phân bón hữu cơ Ong Biển ở các đại lý. Kết quả cuối cùng, tất cả các chỉ tiêu chất chính như hữu cơ, đạm (N), lân (lân), kali (K) và các thành phân nguyên tố trung vi lượng khác đều đạt chuẩn và vượt.

Đến lúc này, phân bón Ong Biển thật sự được giải oan nhưng “được vạ má đã sưng”, một số đối tác và khách hàng “thừa nước thả câu” trả lại hàng, không trả tiền cho Cty.

12-06-10_h4
Ông Nguyễn Thanh Hòa nói trước hội thảo: “Việc phao tin bón phân Ong Biển làm tiêu chết là hoàn toàn sai sự thật, đưa nhà sản xuất phân bón chân chính vào đường cùng”

Tuy nhiên, vẫn còn đó một hình ảnh làm ấm lòng phân bón Ong Biển. Số là, trong một phóng sự trên sóng truyền hình về tiêu chết ở huyện Bù Đốp vào cuối năm ngoái, mở đầu nội dung, MC chương trình nói: “Tình trạng tiêu chết bất thường không chỉ cục bộ mà diễn ra trên diện rộng mà nghi vấn của người dân đều tập trung vào một loại phân bón mang tên Ong Biển của Cty TNHH Đại Nam” (nguyên văn).

Sau đó, phóng sự đã đưa ra vài ý kiến của nông dân phản ảnh về tình trạng tiêu vàng lá, rồi chết sau khi bón phân Ong Biển. Trong đó, qui kết nặng nề nhất là ý kiến của bà Vương Thị Quyên, vợ của ông Nguyễn Thanh Hòa ở xã Thiện Hưng và bà Lê Thị Tuyết ở xã Tân Tiến.

Thế nhưng, điều bất ngờ trong cuộc hội thảo diễn ra tại Nhà văn hóa huyện Bù Đốp ngày 21/4 với hàng trăm nông dân tham dự là sự xuất hiện của ông Nguyễn Thanh Hòa và bà Lê Thị Tuyết. Họ đã không ngần ngại lên diễn đàn ôm chầm ông TGĐ Trần Ngọc Nam và khẳng định mình không hề có ý nói xấu, bôi bác doanh nghiệp nên thành thật xin lỗi Cty và cá nhân ông Nam.

“Hiện nay, gia đình tôi vẫn bón đều phân Ong Biển và nhận thấy cây tiêu xanh tốt, năng suất vượt trội, đặc biệt là không xịt thuốc”, bà Tuyết khẳng định.

12-06-10_h5
Bà Lương Thị Liễu nói: “Nhờ bón phân Ong Biển mà đến nay 300 nọc tiêu giai đoạn kinh doanh tưởng chừng bỏ đi, nay được phục hồi và sinh trưởng rất tốt”.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Hòa thay cho vợ mình lên tiếng đính chính: “Gia đình tôi sử dụng phân bón Ong Biển 2 năm nay, vườn tiêu phát triển tốt và cho năng suất cao. Việc phao tin bón phân Ong Biển làm tiêu chết là hoàn toàn sai sự thật, đưa nhà sản xuất phân bón chân chính vào đường cùng”.

Bà Lương Thị Liễu ở xã Lộc An, khi tham gia hội thảo ngày 22/4 tại huyện Lộc Ninh cũng cho biết, cuối năm ngoái vườn tiêu 600 nọc của gia đình bà có biểu hiện vàng lá, chết nhanh sau khi bón một loại phân khác, bà đã gọi điện nhưng không ai đến, sau đó nhờ người quen cầu cứu cán bộ kỹ thuật của phân bón Ong Biển đến tư vấn hướng dẫn, đến nay vườn tiêu hoàn toàn hồi phục, trong đó có 300 nọc tiêu giai đoạn kinh doanh bón phân Ong Biển sinh trưởng rất tốt.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?