| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển đáp ứng 13 dinh dưỡng để cây ăn quả phục hồi

Chủ Nhật 18/12/2022 , 15:56 (GMT+7)

Khuyến cáo bà con nông dân miền Bắc lựa lựa chọn và hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển chăm sóc cây ăn quả trong thời kỳ nghỉ đông hiệu quả, tiết kiệm.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối, đa trung vi lượng cho cây ăn quả.

Đặc tính nông học cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông

Thời kỳ nghỉ đông của cây ăn quả cũng là thời kỳ sau thu quả cây phục hồi rễ tơ và bộ lá quang hợp, các loại cây có múi như cam, bưởi, quýt có thời gian nghỉ đông khoảng 3 tháng, các loại cây như nhãn, vải thì giai đoạn nghỉ đông cũng là lúc phân hóa mầm hoa, cuối đông, đầu xuân thì cây ra hoa.

Các loại cây ăn quả sau khi thu hoạch dễ dàng nhận thấy hai bộ phận trên cây giảm sút là bộ lá và hệ rễ tơ. Đây cũng là hai “cơ quan” hoạt động nhiều nhất của cây trong suốt quá trình 4 - 5 tháng mang quả, các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy: Sau khi thu hoạch hệ rễ tơ phần lớn bị “lão hóa” do quá trình vận động hấp thu dinh dưỡng từ đất đưa lên lá quang hợp nếu duy trì hệ rễ tơ già cỗi này thì sức hấp thụ dinh dưỡng, nước yếu sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả năm sau.

Sau khi phá bỏ phần rễ tơ, cây tái tạo rễ tơ mới hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng tăng lên nhiều lần đồng nghĩa với cây khỏe mạnh phục hồi bộ lá nhanh, phân háo mầm hoa thuận lợi.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3 cho cây cam.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 5.10.3 cho cây cam.

Nhu cầu các loại chất dinh dưỡng của cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông

Thời kỳ nghỉ đông của cây ăn quả cũng là giai đoạn lạnh giá, khô hanh, cây không còn nuôi quả, chỉ duy trì phục hồi lá, cành, tích lũy dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa, do lượng ánh sáng ít nên bộ lá cũng hoạt động không mạnh mẽ vì vậy cây giai đoạn này cần lượng lân (P2O5) lớn kích thích tái tạo bộ rễ tơ phát triển nhanh, nhiều để lấy dinh dưỡng, nước, lân cũng tham gia hình thành tầng sinh bần cuống lá giúp cho cây duy trì bộ lá bền hơn.

Chất magie (MgO) cây cũng cần nhiều để hình thành thêm diệp lục tố, giúp lá hấp thụ nhiều ánh sáng, hồi phục bộ lá nhanh. Chất vôi (CaO) cũng rất cần để khử chua đất cho vùng rễ tạo thông thoáng cho rễ tơ hô hấp, trao đổi không khí. Các chất đạm (N), kali (K2O) giai đoạn này cây cần ít.

Các chất vi lượng: Bo, kẽm, đồng, mangan,… xúc tác giúp cho cây hình thành các men sinh học, phân hóa mầm hoa tốt hơn.

Phân bón Văn Điển hoàn toàn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân lân chỉ có duy nhất một loại chất dinh dưỡng P2O­5 = 16%, là loại phân chua, chưa phù hợp bón phục hồi cây ăn quả sau thu hoạch, nghỉ đông.

Phân đạm urê (N) nhu cầu của cây rất ít, phân kali (K) cây cần không nhiều, các loại phân NPK thông thường chỉ duy nhất có 3 thành phần dinh dưỡng là (N - P - K) cũng chưa phù hợp nhu cầu cây ăn quả nghỉ đông, phục hồi sau thu hoạch.

Phân bón Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông

Phân lân nung chảy Văn Điển: Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất theo công nghệ nhiệt nấu chảy quặng Apatit giàu lân, quặng sepintin giàu silic, magie, vi lượng, canxi ở nhiệt độ 1500 độ ­C chuyển hóa hoàn toàn các loại dinh dưỡng có trong hai loại quặng sang dạng vô định hình dễ tiêu cây trồng hấp thụ dễ dàng.

Lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24% và 6 loại vi lượng: B. Zn, Cu, Fe, Mn, Co… Lân nung chảy Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông, bón phục hồi cho cây sau thu hoạch quả.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12 cho cây chuối xuất khẩu.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12 cho cây chuối xuất khẩu.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Từ lân nung chảy Văn Điển phối hợp một tỷ lệ thích hợp với đạm urê và ka li thông qua dây chuyền hiện đại để cho ra đời các dòng sản phẩm đa yếu tố NPK đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông gồm:

+ Đa yếu tố NPK 5.10.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 9%; SiO2 = 6%; S = 1% và 6 loại vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn); Mangan (Mn); Sắt (Fe+); Đồng (Cu); Co ban (Co)…

+ Đa yếu tố NPK 6.11.3: Có thành phần dinh dưỡng: N = 6%; P2O5 = 11%; K2O  = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 9%; S = 1% và 6 loại vi lượng: B; Zn; Mn; Fe+; Cu; Co…

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12 cho cây nhãn.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12 cho cây nhãn.

Hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây ăn quả thời kỳ nghỉ đông

Sau thu quả cần vệ sinh vườn, đốn tỉa các cành sâu, cành vượt tạo cho cây có bộ tán thông thoáng, cắt cành nào bỏ phải cắt sát thân cây, thu gom cành sâu bệnh kéo ra ngoài vườn tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại xung quanh tán cây trở vào gốc.

Chọn ngày tạnh ráo cuốc rãnh đất xung quanh hình chiếu tán cây, chiều rộng rãnh 20 – 25cm, sâu 15 – 20cm, đưa hết đất lên mặt quanh bờ ngoài của rãnh, phơi đất 3 – 4 ngày để thoát các loại khí độc tích tụ lâu ngày đồng thời làm cho các vết đứt rễ tơ se lại.

Sau đó bón phân, sử dụng các loại phân sau: Phân lân nung chảy Văn Điển từ 2 - 4 kg/gốc + 1,5 -2kg vôi + 0,5 -1,0 kg NPK 5.10.3 hoặc NPK 6.11.3, phân hữu cơ có từ 15 - 20 kg/gốc. (Cây dưới 10 năm tuổi, bón mức phân thấp, cây trên 10 năm bón mức cao).

Trộn đều đất mặt với phân sau đó đưa xuống rãnh lấp lại, chú ý không tưới ấm để đất + phân từ từ hỗn hợp với nhau tạo thành khoảng cách thông thoáng cho rễ tơ hô hấp phát triển đồng thời cũng hạn chế cây hấp thu dinh dưỡng giai đoạn đầu để cây nghỉ đông.

+ Bón phân Văn Điển đón hoa cho cây ăn quả thời gian nghỉ đông:

Cuối thời gian nghỉ đông của cây ăn quả cũng chính là lúc cây phân hóa mầm hoa, để cho cây nhiều hoa, hoa to mập, khỏe, đậu quả cao, việc bón phân đón hoa là cực kỳ quan trọng.

Phân bón Văn Điển chuyên dùng đón hoa gồm:

+ Đa yếu tố NPK 13.3.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và 6 loại vi lượng: B; Zn; Mn; Fe; Cu; Co…

+ Đa yếu tố NPK 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O  = 10%;  CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2% và 6 loại vi lượng: B; Zn; Mn; Fe+; Cu; Co…

Lân nung chảy Văn Điển + Phân đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng thỏa mãn 13 loại chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cây ăn quả, hồi phục nhanh sau thu hoạch.

Lân nung chảy Văn Điển + Phân đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng thỏa mãn 13 loại chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cây ăn quả, hồi phục nhanh sau thu hoạch.

Cách bón phân đón hoa

Sử dụng một trong hai loại phân đa yếu tố NPK 13.3.10 hoặc dùng đa yếu tố NPK 12.5.10, lượng bón từ 2,0-3,0 kg/gốc (Cây dưới 10 năm bón mức thấp, cây trên 10 năm bón mức cao). Rải phân trực tiếp lên mặt đất rãnh đã bón đợt sau thu hoạch, tưới ẩm để phân tan nhanh cây dễ hấp thụ, nếu khó tưới thì lợi dụng đất còn ẩm sau mưa rải phân, không xới đất bảo vệ rễ tơ mới đang phát triển.

Phân bón Văn Điển thân thiện môi trường, chất lân (P2O5­) trong phân tan từ theo nhu cầu của cây thông qua dịch chua của rễ tơ tiết ra, cây cần đến đâu thì hòa tan lấy lân đến đó, cây chưa sử dụng hết thì lân nằm lại cung cấp khi cây cần, các chất dinh dưỡng khác cũng như vậy.

Bón phân Văn Điển bộ rễ tơ mới tăng gấp 4 - 5 lần so rễ tơ cũ, vượt trội so với bón các loại phân khác. Bón đầy đủ khép kín đồng bộ phân lân nung chảy Văn Điển + Phân đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng thỏa mãn 13 loại chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cây ăn quả, hồi phục nhanh sau thu hoạch, nghỉ qua đông phân hóa mầm hoa, trổ hoa, đậu quả cao.

Hiện nay hầu hết các vùng trồng cây ăn quả có múi ở Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội, các vùng trồng nhãn, xoài, Sơn La, trồng vải thiều Lục Ngạn, Hải Dương… bà con nông dân đều sử dụng phân bón Văn Điển cho thời kỳ cây nghỉ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?