| Hotline: 0983.970.780

Chăm bón lúa mùa khép kín bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Thứ Ba 05/07/2022 , 06:30 (GMT+7)

Chăm bón khép kín lúa vụ mùa ở phía Bắc bằng phân đa yếu tố giúp cây lúa khỏe, phát triển tốt, năng suất, chất lượng ngay trong điều kiện thời tiết bất thuận.

Chăm bón cây lúa mùa bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển khép kín cả chuyên lót và chuyên thúc, giúp lúa khỏe, cứng cáp, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng ngay trong điều kiện bất thuận của thời tiết.

Vụ mùa phía Bắc trong bối cảnh Lập Xuân ngày "hoàng trùng"

Từ xa xưa, kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của các yếu tố thời tiết. Ví như ngày Lập Xuân năm nay vào mùng 4 tháng Giêng nhằm ngày Mậu Tý "hoàng trùng” nên thiên nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp khó lường ảnh hưởng nhiều đến sinh tưởng, phát triển cây trồng.

Đặc biệt, ngày 21/6 vừa qua, ngày Hạ Chí (Hạ chí nhật, nhất vũ điểm, nhất thiên kim, nghĩa là ngày hạ chí 1 giọt nước mưa cũng quý như nghìn vàng), thự tế hôm đó tiết trời nắng nóng gay gắt đã cảnh báo nhiều thiên tai.

Mặt khác, hiện tượng La Nina diễn ra năm thứ 3 liên tiếp cảnh báo bão lũ phức tạp hơn. Như vậy, để chủ động giành vụ lúa mùa thắng lợi, bên cạnh việc lựa chọn bộ giống và thời vụ gieo cấy thích hợp, giải pháp dinh dưỡng cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Kinh nghiệm truyền đời nghề trồng lúa là: Công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn, nghĩa là khâu giống và thời vụ gieo trồng, chăm sóc cần làm  tốt, song nếu bón phân không đúng cũng dễ mất mùa. Nghiên cứu về sinh lý và dinh dưỡng cây lúa cho thấy, đời sống cây lúa có thể phân làm 2 giai đoạn sinh trưởng là sinh dưỡng và sinh thực.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển là giải pháp canh tác hữu hiệu, đơn giản, tiết kiệm với lúa mùa miền Bắc trong bối cảnh thời tiết bất thuận hiện nay. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển là giải pháp canh tác hữu hiệu, đơn giản, tiết kiệm với lúa mùa miền Bắc trong bối cảnh thời tiết bất thuận hiện nay. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Giai đoạn sinh dưỡng được tính từ lúa gieo mạ đến lúa đứng cái. Vụ mùa, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30-35 ngày tùy giống. Suốt giai đoạn này bộ rễ lúa phát triển trong lớp đất nông (khoảng 3-5cm) và theo hướng lan rộng theo độ che phủ của lá lúa, khi bộ lá lúa che kín hàng cũng là lúc bộ rễ lúa đan kín mặt ruộng. Nhiệm vụ chính của cây lúa giai đoạn này là đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ  nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, ka ly và ít lân cùng trung, vi lượng...

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực được tính từ lúc phân hóa đòng đến lúa chín. Các giống lúa dài ngày có thời điểm đứng cái, còn các giống lúa ngắn ngày thường không thể hiện thời điểm lúa đứng cái, mà cây lúa có thể còn đẻ nhánh nhưng đã phân hóa đòng.

Vì vậy, thời điểm chuyển sang giai đoạn sinh thực được tính từ khi bộ lá lúa đứng hơn, các lá bằng đầu hoặc khi lúa bắt đầu cứng gốc, tròn gốc. Từ đây, hình thành lớp rễ thứ 2 phát triển xuống cáp lớp đất phía dưới, khi cây lúa trỗ bông là lúc thân cây đạt chiều cao lớn nhất thì bộ rễ cũng xuống lớp đế cày và đạt độ sâu lớn nhất.

Cây lúa được cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn này giúp quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi, bộ lá tốt bền và cho bông to, nhiều hạt mẩy. Ngoài các chất trung vi lượng, cây lúa rất cần nhiều lân và cân đối NK để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột.

Căn cứ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất bộ sản phẩm phân bón chuyên dung cho cây lúa, bao gồm phân chuyên bón lót và chuyên bón thúc.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức như sau:

- Phân đa yếu tố NPK 16:5:17 có hàm lượng N 16%, P2O5 5%, K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%,…   

- Phân đa yếu tố NPK12:5:10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%... Hiện nay, nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK 13:3:10 .16:8:8.

- Phân chuyên bón lót lúa gồm nhiều loại như: Đa yếu tố NPK 6:11:3 hoặc đa yếu tố NPK 5:12:3, 10:10:5, 10:7:3, 8:8:4 hoặc phân đa yếu tố Lúa 1 chuyên bón lót có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK cùng các chất trung vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đù đủ, cân đối, đa trung, vi lượng giúp cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đù đủ, cân đối, đa trung, vi lượng giúp cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm bón lúa mùa ở phía Bắc bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà cân đối lượng phân bón lót trong vụ mùa; trung bình mỗi sào bón khoảng 15-20kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc bón nhiều.

Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông. Phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng. Nếu lo mất nước, mất phân  thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng.

Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng, bởi khi đã lắng bùn là các chất dinh dưỡng đã được bám hết vào hạt đất và chìm xuống, trong nước lúc này chỉ còn các chất gây chua phèn, chất gây ngộ độc cho rễ lúa.

Vì vậy, để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy. Với các loại phân bón tan nhanh khác, khi bón sớm như vậy dễ bị rửa trôi hoặc bị cac chất sắt, nhôm bám giữ thành chất khó tiêu.

Tuy nhiên, phân bón Văn Điển khi được vùi sâu sẽ được “để giành” ở các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt, tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mảy…

Bón thúc: .Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân bón thúc cho lúa mùa như sau:

- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 8-10 kg/ sào. Ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 10-12kg/sào.

Những ruộng lầy thụt, ruộng cấy lúa bao thai, lúa nếp cao cây, hoặc những giống lúa dễ đổ... giảm lượng phân thúc (thâm chí có thể bỏ phân bón thúc) và chỉ nên bón thúc đẻ khi cấy được 7-10 ngày.

- Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng than, đẻ ít có thể bón thúc làm 2 lần: Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc lần 1, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại..

Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi,rửa trôi hay thẩm lậu, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước.

Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng khép kín phân bón chuyên dùng cho lúa Văn Điển (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc). Không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

Chăm bón cây lúa vụ mùa bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển khép kín cả chuyên lót và chuyên thúc, giúp cây lúa khỏe, cứng cáp, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng ngay trong điều kiện bất thuận của thời tiết.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Các mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi cần được hưởng mức thuế chung 1%

Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất, kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bình luận mới nhất