2 vùng đất canh tác chính của Việt Nam
Nhìn chung, nông dân Việt Nam canh tác nông nghiệp chủ yếu trên 2 vùng đất chính là vùng đồng bằng và vùng đồi dốc. Đất vùng đồng bằng có thể được hình thành từ sản phẩm bồi tụ do quá trình sói mòn rửa trôi trên nền phong hóa đá mẹ , hoặc được phù sa bồi đắp trên nền sinh phèn.
Ở đây lắng đọng các hợp chất kết tủa, còn các chất dinh dưỡng di động chủ yếu theo hướng chảy tràn bề mặt hoặc theo chiều trọng lực xuống cac lớp đất sâu.
Trong điều kiện yếm khí, vật liệu sinh phèn sẽ hình thành đất phèn tiềm tàng và khi bị oxy hoá hình thành tầng phèn hoạt động, hàm lượng các độc tố như Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2 cao; pHKCl thường thấp 3,5-4.0.cùng với sự nghèo các dinh dưỡng trung vi lượng dễ tiêu đã hạn chế sinh trưởng, phát triển cây trồng.
Vùng đồi dốc chủ yếu các chất dinh dưỡng di động dưới hiện tượng sói mòn, rửa trôi.. Xói mòn đã cuốn trôi đi các hạt đất nhỏ, hạt li-mông chứa các chất phì nhiêu trong đất, làm mất chất dinh dưỡng trong đất gây hiện tượng đất bạc màu, làm thay đổi lý hóa tính đất, giảm khả năng thấm, giữ nước nên đất trở nên khô cằn, càng làm cho độ phì của đất giảm sút.
Theo Bộ NN-PTNT, hàng năm đất đồi núi miền Bắc bị trôi khoảng 1cm đất mặt, nghĩa là mỗi ha đất mất đi trên100 khối đất, tương đương 100 tấn đất màu mỡ. Hơn thế, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hiện tượng phá rừng, đặc biệt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Canh tác chưa khoa học, thiếu phân hữu cơ, tăng phân hóa học, đặc biệt quen sử dụng các loại phân gốc chua, phân tan nhanh, con người đã vô tình thúc đấy quá trình thoái hóa đất mạnh mẽ hơn.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Song hiện nay việc sử dụng phân bón của nông dân còn rất nhiều bất cập như việc chưa biết lựa chọn phân bón phù hợp với đất đai và cây trồng.
Nông dân chủ yếu sử dụng phân hóa học, dùng nhiều loại phân bón tan nhanh, kỹ thuật bón không đúng cách, bón phân không cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng... gây ra sự lãng phí rất lớn.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), tính trung bình tỷ lệ thất thoát phân bón ở nước ta hiện nay chiếm tới 50%, đó là chưa kể, lượng phân bón sử dụng quá nhu cầu của cây trồng còn làm tăng nguy cơ dịch bệnh và lãng phí phân bón gây ra suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước và tăng lượng phát thải khí nhà kính.
Trên thị trường phân bón hiện nay, các loại phân tan nhanh như đạm ure, kali, lân supe khi bón vào đất, bón cho ruộng cây màu khi gặp mưa sẽ tan gần hết, thậm chí tan tới 100% vào nước, nếu mưa to, lượng nước thừa sẽ chảy tràn, rửa trôi, xói mòn cuốn theo phần lớn lượng phân bón.
Tổng kết các nghiên cứu khoa hoc và đánh giá thực tiễn sản xuất, PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (2013) đã có kết luận: Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như dùng phân bón tan chậm và bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp có thể tiết kiệm tới 50% phân bón.
Phân lân nung chảy Văn Điển
Phân lân nung chảy Văn Điển được hình thành từ quặng Apatite, quặng Serpentine và quặng Sa thạch được phối trộn theo một tỷ lệ nhất định, sau đó cho vào lò cao nung ở nhiệt độ cao gần 1.500 độ C để chảy lỏng, sau đó làm lạnh đột ngột, rồi đem sấy khô, nghiền mịn trở thành Phân lân nung chảy.
Đây là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19%. Trong lân nung chảy Văn Điển còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO 28-34%) để khử chua em phèn, khử độc đất; chất magie (MgO 15-18%) để tăng diệp lục cho lá và cấu tạo nên các Enzim sinh hóa trong cây; chất si líc (SiO2 24-32%) vừa giúp cải thiện độ tơi xốp đất, vừa giúp cứng cây, dày lá, chống mất nước tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh.
Ngoài ra, lân nung chảy Văn Điển còn có các chất vi lượng khác như đồng, co ban, mô líp đen, bo… rất cần thiết cho cây trồng, tổng thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong Phân lân nung chảy Văn Điển đạt tới 97 - 98%.
Lân nung chảy Văn Điển cũng giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là lọai phân bón có tính kiềm tiềm tàng, tác dụng khử chua và khả năng khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy Văn Điển tương đương 0,5kg vôi củ, phân không tan trong nước nên hiệu quả sử dụng đến 95-97% là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây rồng.
Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển, đồng thời phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh pH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.
Đặc biệt, nếu bón vào đất với lượng cao hơn nhu cầu cây trồng cũng không gây hiện tượng phú dưỡng, các chất dinh dưỡng sẽ được cây sử dụng dần trong cả quá trình sinh trưởng, phân còn dư sẽ được bảo tồn trong đất dành lại cho các vụ sau.
Tất cả, các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%, không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, mà trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển độ pH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, phân lân nung chảy Văn Điển lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam, khi bón phân lân nung chảy vào đất, bà con nông dân nhận thấy phân không tan trong nước nhưng tan từ từ trong axit do rễ cây tiết ra nên không xảy ra hiện tượng phú dưỡng hoặc bị rửa trôi.
Mặt khác, còn làm tăng độ pH của đất nên lân không bị cố định mà còn làm giảm hiện tượng cố định lân của các dạng phân lân hòa tan khác. Thực tế, từ những năm 1995-2000, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương… tiếp theo là các tỉnh trung du, miền núi Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ… đã từng bước mở rộng diện tích sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và các dòng phân bón Đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lúa và các loại cây ngắn ngày khác.
Khuyến cáo sử dụng phân bón Văn Điển
Để phát huy hiệu quả phân bón Văn Điển cho cây trồng, bà con nên sử dụng phân nung chảy Văn Điển cho các loại cây trồng, đặc biệt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâu năm,… cây trồng trên đất đồi, dốc, đất chua trũng, đất bạc màu dễ bị rửa trôi…
- Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển giàu lân như: 5:10:3, 10:7:3, 10:10:5… cùng với phân hữu cơ ủ mục bón lót, bón vùi sâu trước trước khi gieo cấy.
- Các loại phân đa yếu tố NPK chuyên bón thuc giàu dinh dưỡng N.K hơn nên bón thúc sớm, có thể chia làm nhiều lần tùy từng loại cây trồng và mùa vụ, tùy loại phân bón. Nên bón xa gốc, một số loại phân đa yếu tố NPK chuyên bón thúc có thể hòa để tưới.
Lưu ý: Phân lân nung chảy Văn Điển không tan trong nước, nên không được bón nổi trên mặt đất khô mà phải dược vùi lấp phân để tăng hiệu lực phân bón.
Tất cả những cây trồng đã được bón đầy đủ phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển không cần bón thêm vôi và các loại phân trung lượng, vi lượng, cây trồng có sức sinh trưởng phát triển khoẻ, màu sắc lá xanh sáng bóng, bản lá dày, cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, chịu úng tốt hơn, năng suất cao, chất lượng được cải thiện rõ rệt và rất an toàn cho người sử dụng.
Đặc biệt, bón phân Văn Điển giúp đất đai ngày càng màu mỡ, giảm độ chua, tăng độ tơi xốp và cân bằng dinh dưỡng trong đất. Qua nhiều năm sử dụng Phân bón Văn Điển, tuy không phải bón thêm vôi nhưng đồng ruộng ít chua hơn, không còn nhiều rong rêu trên ruộng lúa.
Bên cạnh đó, ruộng không còn nhiều màu vàng bám vào chân thợ cấy nữa, đất cũng tơi xốp hơn và dễ canh tác hơn, lúa ít bị sâu bệnh hơn, ít bị đổ ngã hơn và cho năng suất cao hơn. Trên các đồng đất đồi núi, ruộng bậc thang, vùng cao nguyên, phân lân nung chảy Văn Điển còn giúp cải tạo và bồi dục đất đồi dốc, bạc màu.
Phân bón Văn Điển không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giúp nông dân giảm chi phí, giảm sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ bền vững.