Nhờ sử dụng loại phân hữu cơ này, nhiều vùng hồ tiêu thuộc “vùng đất chết” hai huyện Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) dần được phục hồi.
Hoang tàn thủ phủ tiêu
Liên tiếp 3 năm trở lại đây, nhiều người trồng tiêu ở Chư Sê và Chư Pưh lâm nguy, nợ nần chồng chất vì hồ tiêu chết hàng loạt. Khi chúng tôi đến thị trấn Nhơn Hòa, xã Ia Phang, Ia Blứ của huyện Chư Pưh và tận mắt chứng kiến sau những ngôi biệt thự đủ màu sắc là những vườn hồ tiêu héo khô, trơ cọc dưới cái nắng như quạt lửa mùa khô. Theo lời kể của nhiều nhà nông trong vùng chưa bao giờ hồ tiêu ở đây lại chết nhiều như bây giờ.
Ông Trần Đại Nam, TGĐ Cty Đại Nam trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân Thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chưpưh phục hồi vườn tiêu bệnh bằng cách bón phân Ong Biển theo đúng qui trình
Ông Nguyễn Văn Nghệ, PTGĐ Cty Đại Nam trao đổi qui trình bón phân Ong Biển với một nông dân trồng tiêu tơ ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
Anh Nguyễn Văn Toàn, xã Ia Phang chua xót kể: “Hồi đầu thấy đất đai màu mỡ, làm cái gì cũng có tiền nên ham. Nhà tôi có 4.000 trụ tiêu, mỗi năm thu hoạch 5–7 tấn, hàng năm có vài trăm triệu bỏ túi nhẹ nhàng. Năm vừa rồi tôi vay ngân hàng 300 triệu đồng, rồi vay thêm bên ngoài 200 triệu nữa để xây căn nhà gần 2 tỷ đồng. Cứ tưởng mọi chuyện xuôi chèo mát mái, nào ngờ nhà vừa xây xong thì hồ tiêu đồng loạt “rụng khớp”, trụi lá, cả vườn chỉ còn vài cây. Nhìn cảnh tiêu chết mình cũng muốn bệnh theo”.
Theo anh Toàn, nguyên nhân chính dẫn đến hồ tiêu chết hàng loạt là trong đất tích tụ lâu ngày quá nhiều độc tố do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật gây nên. Trước đây lúc tiêu có giá, nông dân tìm mọi cách phát triển, ồ ạt “dội” đủ loại phân hóa học, thuốc sâu bệnh cốt để cây tiêu sinh lợi. Trong khi đó, phân hữu cơ hầu như không mấy ai đoái hoài. Lâu dần độc tố tích tụ trong đất, giờ đây thủ phủ hồ tiêu có nhiều nơi trở thành “vùng đất chết”!
Vườn tiêu bệnh chết, người dân nản lòng bỏ mặc không thèm chăm sóc xuất hiện tại một số “vùng đất chết” trên địa bàn huyện Chưpưh, tỉnh Gia Lai
Không chỉ anh Toàn, bà Nguyễn Thị Vân, xã Ia Blứ cho hay: Bây giờ, để có tiền trả lãi ngân hàng và trang trải chi phí cho gia đình hàng ngày, gia đình bà đành phải nhổ trụ tiêu mang đi bán. “Mình mua vào giá trên 200 ngàn đồng/trụ, nay nhổ đi bán thì bị mất giá, mà tìm người mua cũng khó. Giờ dân ở đây có tiền thì lo cho nồi cơm trước đã, còn tiêu thì trồng lên rồi chết, nên người ta cũng chẳng mặn mà trồng mới. Nhiều người đã phải bán cơ nghiệp, chuyển xuống vùng Mang Yang rồi”.
Theo ông Nguyễn Duy Trung, Trưởng thôn Thủy Phú (xã Ia Blứ), chuyện tiêu chết hàng loạt là tình trạng chung của nhiều vườn tiêu trong khu vực. Theo thống kê sơ bộ, đã có đến 80% vườn bị chết. Còn theo ông Nguyễn Long Khánh, phó phòng NN-PTNT huyện Chư Pưh, toàn huyện có 2.800 ha hồ tiêu thì đã có 300 ha tiêu chết.
Tương tự, huyện Chư Sê có trên 3.700 ha tiêu, năm 2016 đã có 350 ha bị chết. Theo ngành nông nghiệp các địa phương, tiêu chết do nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài việc hạn hán, nấm bệnh thì một phần do bà con dùng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít là “thuốc dỏm, phân đểu”. Thế nên, không ít trường hợp vườn tiêu đang tươi tốt, bón phân xịt thuốc xong là dần rụng đốt mà chết.
Tiêu sống khỏe nhờ bón chay Ong Biển
Trong lúc hàng trăm hộ nông dân trồng tiêu “vùng đất chết” lao đao dẫn đến mắc nợ ngân hàng hàng trăm tỷ đồng, thì có nhiều vườn tiêu của nông dân ở xã Ia Le, thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh); xã Iablang, Ia lốp (huyện Chư sê) vẫn xanh tốt. Bí quyết của nhiều nông dân ở đây chính là nhờ bón chay (thuần) phân hữu cơ OBI-Ong Biển, tức trụ tiêu chỉ “ăn” mỗi phân hữu cơ.
Điển hình, kể từ năm 2015 đến nay, vườn tiêu hơn 3.000 gốc của ông Nguyễn Văn Minh (sđt 0971890905) ở thị trấn Nhơn Hòa, Chư Pưh luôn xanh tốt, tán lá rộng, trái đậu xum xuê.
Nông dân Nguyễn Văn Minh, Thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chưpưh cười tươi bên vườn tiêu bón hoàn toàn phân hữu cơ Ong Biển từ 2 năm nay.
“Trước đây, tôi sử dụng rất nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, có thời điểm giá tiêu lên cao 240 ngàn đồng/kg, hễ công ty nào quảng cáo loại phân thuốc nào hay là tôi mua dùng. Mỗi năm tiêu tốn không dưới 300-400 triệu đồng cho tiền mua phân, thuốc đủ các loại về pha đổ xuống gốc, phun trên lá nhưng tiêu vẫn cứ lụi dần rồi chết, đất đai có hiện tượng chai dần”.
Tuy nhiên, từ năm 2015 khi chuyển qua dùng phân bón hữu cơ Ong Biển, 3.000 gốc tiêu của ông Minh hồi phục. Đặc biệt, khi sử dụng loại phân hữu cơ này, ông không hề sử dụng thêm bất cứ loại phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật nào. Trong quá trình sử dụng, có gì vướng mắc trở ngại, ông gọi trực tiếp cho cán bộ kỹ thuật công ty để được tư vấn, giải đáp.
Tại xã Ia Le, vườn tiêu rộng 1,2 ha đang thu hoạch của anh Nguyễn Luân (sđt 0984234188) luôn xanh tốt, khiến ai tham quan cũng phải xuýt xoa khen ngợi.
Nông dân Nguyễn Luân trồng tiêu cho biết nhờ bón chay phân hữu cơ Ong Biển nên sản phẩm sạch bán được giá, môi trường nông nghiệp không bị ô nhiễm
Anh Luân cho hay, ban đầu cũng rất hoang mang do vùng này tiêu chết quá nhiều, không biết nên sử dụng phân gì, thuốc gì, bởi trước đây sử dụng tràn lan, vô tội vạ các loại phân, thuốc khác nhau dẫn đến rễ tiêu bị ngộ độc. Hơn 1 năm nay kể từ khi bón Ong Biển, vườn tiêu gia đình anh hồi phục khá nhanh, tiêu non phát triển rất tốt, ít bệnh, năng suất đi lên. Đặc biệt, hạt tiêu sau thu hoạch bán được giá, tại thời điểm đầu tháng 3, trong khi giá tiêu nhân giảm còn 108 ngàn đồng/kg nhưng thương lái đến mua trả cao hơn thị trường từ 1-2 giá do tiêu sạch, đảm bảo không xịt thuốc và bón phân hóa học.
“Mọi năm thấy tiêu vàng dưới đất lên khoảng 1m là tôi sợ, lật đật đi mua thuốc BVTV đổ gốc, vừa tốn tiền, tốn công mà môi trường xung quanh cũng bị ô nhiễm, còn bây giờ chỉ bón chay phân hữu cơ Ong Biển và tưới nước, ngoài ra không sử dụng bất cứ cái gì, vừa khỏe người lại đỡ tốn tiền!”, anh Luân chia sẻ
Theo ông Vũ Đức Lâm, đại diện thương mại tỉnh Gia Lai của Công ty TNHH SX TM Đại Nam, đơn vị quản lý Nhà máy phân bón Ong Biển, hiện Cty Đại Nam đang triển khai mô hình phục hồi các vườn tiêu bằng phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển cho trên 50 hộ dân đăng ký tham gia nằm trên các địa bàn xã Ia Le, Thị Trấn Nhơn Hòa (huyện Chưpưh) và xã Iablang, Ia lốp (huyện Chư sê). Đánh giá bước đầu cho thấy các mô hình đều cho hiệu quả tốt.
Trên cơ sở đó, ngày 7/3/2017, ông Trần Ngọc Nam, TGĐ Cty Đại Nam đã có văn bản gửi cho ông Lưu Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh, đề nghị chính quyền huyện cùng hợp tác với doanh nghiệp tổ chức đưa nguồn phân bón hữu cơ Ong Biển về cung cấp cho bà con trồng tiêu đang bị nợ ngân hàng vì tiêu chết, theo phương thức trả chậm trong vòng 1-2 năm để nhằm phục hồi vườn tiêu một cách nhanh nhất, giúp nông dân địa phương sớm ổn định phát triển sản xuất.
Cán bộ Cty Đại Nam kiểm tra vườn tiêu của một nông dân ở huyện Chư sê sau khi bón phân hữu cơ Ong Biển.