| Hotline: 0983.970.780

Phạt đến 400 triệu đồng nếu săn bắt, nhốt động vật hoang dã trái quy định

Thứ Hai 06/04/2020 , 08:36 (GMT+7)

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Công văn hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn.

Cơ quan chức năng Thừa Thiên- Huế đang tiến hành thả nhiều động vật quý hiếm về rừng sau khi bắt giữ. Ảnh: Tiến Thành.

Cơ quan chức năng Thừa Thiên- Huế đang tiến hành thả nhiều động vật quý hiếm về rừng sau khi bắt giữ. Ảnh: Tiến Thành.

Nhằm phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành Công văn số 2669/UBND-NN hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) bao gồm các loài chim trời, cụ thể:

Quảng cáo để kinh doanh ĐVHD, bộ phận, sản phẩm ĐVHD trái quy định của pháp luật: mức phạt có thể từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật: mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

Vận chuyển lâm sản trái pháp luật mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật (đối với động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng) mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng.

Cùng với đó, vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản trái phép sẽ bị phạt mức từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm: mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc phạt từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cùng với tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng tùy theo mức độ vi phạm

Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản (đối với trường hợp không sử dụng tàu cá): mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện, ngư cụ…

Cùng với đó, sẽ truy tố xử lý hình sự các hành vi săn bắt, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển động vật nguy cấp, quý, hiếm; vi phạm liên quan đến các loài thủy sản.

Thời gian qua, mặc dù chính quyền các cấp, các ngành chức năng Thừa Thiên – Huế đã tích cực tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong công tác bảo vệ các loài ĐVHD do đó tình hình vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ ĐVHD có giảm đáng kể, nhận thức của người dân được nâng cao.

Thế nhưng, việc săn bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi nhốt và chế biến trái phép ĐVHD, đặc biệt là các loài chim trời... vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Do đó, việc xử phạt nghiêm minh là biện pháp ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ động vật hoang ĐVHD, quý hiếm.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất