| Hotline: 0983.970.780

'Phật giáo và đời sống' qua ống kính nhiếp ảnh của Văn Thương

Thứ Tư 23/05/2018 , 14:25 (GMT+7)

20 năm đam mê, sáng tác về đề tài Phật giáo, Nguyễn Văn Thương là người đầu tiên ở xứ Trà B’lao, triển lãm ảnh cá nhân tại “Thành phố đáng sống” Đà Nẵng.

Bộ ảnh “Phật giáo và đời sống”, với 60 ảnh khổ lớn, trưng bày trqng trọng tại chùa Linh Ứng (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) lạ, đẹp, phiêu linh đến nao lòng. Triển lãm, khai mở ngày 25 đến 30/5/2018, là triển lãm cá nhân lần thứ 3 của anh. Đây, là tấm lòng từ bi của Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Văn Thương, kính mừng Đại lễ Phật Đản 2018 (Phật lịch 2562).

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thương

Ảnh Văn Thương chỉn chu, rõ chủ đề, với ánh sáng, bố cục, khoảnh khắc đắt giá, chân thực và giàu chất thơ. Anh tâm sự: “Mình chắt lọc từng khuôn hình trước khi chụp, chớp khoảnh khắc vàng, chụp xong là an tâm, hầu như không chỉnh sửa, không lạm dụng photoshop. Triển lãm lần này, muốn giới thiệu với công chúng và du khách quốc tế, về vẻ đẹp Phật giáo và niềm lạc quan của người Việt Nam vào tương lai tươi sáng”.

“Chơi” ảnh nghệ thuật năm 1997, thì 2 năm sau Văn Thương được kết nạp vào Hội NSNA Việt Nam. Do năng khiếu, khổ luyện và đam mê, năm 2003 Văn Thương được phong tước hiệu A.FIAP (Nghệ sĩ Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế), 2009 đạt tước hiệu E.VAPA (Nghệ sĩ Nhiếp ảnh xuất sắc Hội NSNA Việt Nam). Anh được bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh TP Bảo Lộc và Ủy viên BCH Hội VHNT Lâm Đồng...

Là người mê nhiếp ảnh, tôi rất tự hào ở Lâm Đồng có NSNA Nguyễn Văn Thương tài năng, nhiệt huyết và nghĩa tình. Anh không chỉ sở hữu những giải thưởng lớn, quảng bá vẻ đẹp Việt Nam ra thế giới, mà còn có tấm lòng vàng giúp đỡ người nghèo bằng “Triển lãm Ảnh từ thiện”. Tôi tin rằng, Văn Thương sẽ còn gặt hái nhiều thành công về nhiếp ảnh. Anh, là niềm tin yêu của mọi người !

Dưới đây là một số tác phẩm của Văn Thương:

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không dịp 30/4 - 1/5

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng nhẹ so với ngày thường nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm