| Hotline: 0983.970.780

Phố Hà Nội ngập sâu sau trận mưa đầu mùa

Thứ Sáu 12/05/2017 , 13:44 (GMT+7)

Trận mưa rào đầu hạ sáng 12/5 khiến khu vực Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa) ngập 50-80 cm, gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông.

Trận mưa lớn kéo dài hơn 30 phút sáng 12/5 khiến phố Thái Hà đoạn từ cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc đến phố Trung Liệt (quận Đống Đa) ngập nặng. Nước dâng cao tràn vào tầng một nhiều ngôi nhà, cửa hàng mặt phố, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông.
Do địa thế thấp, phố Thái Hà là tâm điểm ngập lụt. Nước ứ đọng hàng giờ, cả khi mưa đã dứt.
10h30 trận mưa kết thúc, phần ngập sâu nhất trên đường gần 80 cm.
Nhiều người dân vẫn liều lĩnh đi qua đoạn nước sâu.
Đa số chọn cách nối đuôi nhau đi trên vỉa hè.
Nhiều người cẩn thận tắt máy, dắt bộ xe để tránh chết máy khi đi qua đoạn ngập.
Các cửa hàng trên phố là nơi trú chân cho nhiều người dân chờ mưa tạnh.
Dòng phương tiện ùn tắc dài tìm cách luồn lách qua vùng nước ngập.
Gần 10 công nhân của đội 4 Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội được huy động khơi thông các đoạn cống dọc đương Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng.
Nhiều cửa hàng, nhân viên dọn dẹp sau khi nước rút. 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ 12 đến 15/5, khu vực Hà Nội sẽ có mưa rào và giông.

(VnExpress)

Xem thêm
Cà Mau: 4 năm liên tiếp thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm

Nguồn cung tiêu của Việt Nam sẽ chiếm 40% toàn cầu. Cà Mau thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm. Nỗ lực giảm tỷ lệ hao hụt cá tra giống xuống còn 80 - 85%. Diện tích gieo trồng rau vụ đông của Hà Nội tăng hơn 5.000ha.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.