Mô hình canh tác lúa thông minh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, cải thiện năng suất và bảo vệ môi trường.
Liên kết canh tác lúa thông minh để phát triển nông nghiệp bền vững
Trên những cánh đồng trù phú, cây lúa đã nuôi dưỡng hàng triệu người con đất Việt. Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Việt Nam phải tìm ra hướng đi mới – hướng đi của canh tác thông minh, tiết kiệm bằng những giải pháp tối ưu cho ngành lúa gạo.
Ý tưởng canh tác lúa thông minh, bền vững đã hình thành từ những năm 1990, khi biến đổi khí hậu bắt đầu ảnh hưởng đến nông nghiệp, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Philippines, nơi lúa là cây trồng chủ lực.
Từ năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hợp tác với Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền triển khai mô hình “Canh tác lúa thông minh phát thải thấp” nhằm chia sẻ và phát triển công nghệ, kỹ thuật mới.
Mô hình nhanh chóng được lan rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu ngành tham gia như: Công ty Sài Gòn Kim Hồng, Công ty Phan tấn, Công ty Bayer Việt Nam, Công ty lúa gạo Việt Nam, Công ty lương thực A An, Công ty Thanks Carbon và Công ty Cổ phần Zengi. Sự hợp tác này không chỉ hỗ trợ bà con nông dân mà còn giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tiến gần hơn tới một nền nông nghiệp bền vững.
Bà ĐÀO THỊ NHƯ HÈ – Giám đốc Công ty TNHH TM – DV Sài Gòn Kim Hồng: “Tham gia mô hình canh tác lúa thông minh của Bình Điền đã được 4 năm, vấn đề cơ giới hóa trong gieo sạ là khâu rất quan trọng….”
Pb Ông HỒ THẾ HUY - Phó Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền: “Chúng tôi sử dụng từ thông minh để ám chỉ hiểu rõ về kỹ thuật canh tác….”
Cánh đồng lúa 2,5ha của HTX dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã cận ngày thu hoạch. Quá trình sản xuất từ lúc sạ đến khi thu hoạch đều được tiến hành cơ giới hóa đồng bộ, sản phẩm sau khi thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu. Vụ đông xuân sớm 2024 - 2025 này là vụ thứ 2, bà con nông dân trong HTX tham gia vào chuỗi liên kết canh tác lúa thông minh. Cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất ước đạt từ 6 - 6,5 tấn/ha. Và họ chỉ là một trong số hàng trăm HTX tại ĐBSCL đang tham gia vào chuỗi liên kết này.
PB Ông NGUYỄN VĂN HÙNG - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thắng Lợi, tỉnh Đồng Tháp: “Làm theo mô hình này thấy rất phấn khởi, giúp giảm chi phí và hạn chế ô nhiễm môi trường…”
Một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững sẽ không thể thành công nếu không có sự đồng lòng, hợp tác. Nhờ sự liên kết đa phương giữa nghiên cứu, công nghệ và thực tiễn sản xuất, mô hình canh tác lúa thông minh đã trở thành hướng đi tất yếu, đưa ngành lúa gạo nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển bền vững - con đường mới cho ngành lúa gạo Việt Nam.