| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ NN-PTNT

Thứ Tư 06/11/2013 , 09:26 (GMT+7)

Ngày 5/11, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã có buổi làm việc với Bộ NN-PTNT.

Hôm qua (5/11), đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã có buổi làm việc với Bộ NN-PTNT.

Cùng dự buổi làm việc có đại diện Văn phòng Chính phủ; các Bộ, ngành ở TƯ. Về phía Bộ NN-PTNT có đồng chí Cao Đức Phát – Bộ trưởng; các đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Quốc Doanh và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ.

Báo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết: Công tác chỉ đạo điều hành về quản lý chất lượng VTNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm số 1 của Bộ. Khi nhận được phản ánh của dư luận về tình trạng VTNN còn bị làm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc điều tra, xác minh, xử lý vi phạm, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tái phạm.


Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc

Trong năm 2012, Bộ đã tổ chức lấy 1.706 mẫu thì có 289 mẫu (17%) vi phạm chất lượng. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã lấy 304 mẫu để kiểm tra thì có 28 mẫu (9,2%) vi phạm chất lượng. Căn cứ vào các kết quả thanh, kiểm tra, Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền 10.761 triệu đồng với các hành vi: vi phạm chất cấm trong TĂCN, hóa chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, phân bón không có trong danh mục, kém chất lượng và nhãn hàng hóa.

Đánh giá về những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng VTNN, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh: Việc triển khai thông tư 14/2011 của Bộ NN-PTNT nhiều nơi chưa thực chất, chưa thống nhất. Việc triển khai ở các huyện, xã còn chậm do chưa có sự quan tâm chỉ đạo từ phía lãnh đạo các địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng VTNN tại cấp huyện, xã đều là kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực chuyên môn.

Một số đại biểu phát biểu bày tỏ quan ngại nếu không kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng VTNN, nhất là nơi sản xuất thì thiệt thòi luôn là người nông dân gánh chịu. Theo ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thì mọi sai phạm từ sản phẩm VTNN đều để lại hậu quả nặng nề cho môi trường và sức khỏe con người.

Đặc biệt, thiệt hại nặng nề đều do người nông dân gánh chịu cả. Vậy mấu chốt vẫn đang ở cái gốc, cái quản lý, nơi sản xuất. Chúng ta mới xử phạt vi phạm hành chính chứ chưa thấy vụ vi phạm nào kinh doanh VTNN giả, kém chất lượng đưa ra khởi tố cả.

Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu của Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công thương, các ngành, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao về một số kết quả quản lý VTNN của các Bộ trong đó chủ lực là Bộ NN-PTNT.

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành và MTTQ Việt Nam tiến hành ký kết biên bản phối hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chất lượng VTNN. Trong đó cần nêu cao vai trò của Hội Nông dân để lắng nghe nhiều hơn ý kiến của nông dân. Tổ thức tập huấn thường xuyên cho nông dân, tìm những nông dân có kiến thức, có mô hình tốt trực tiếp tập huấn, hình thức có thể là tọa đàm, khen thưởng.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: “Hội Nông dân và MTTQ tham gia hỗ trợ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh buôn bán VTNN ở cơ sở, khi phát hiện sai phạm thì báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước để xử lý, giám sát quá trình xử lý. Cần quy định rõ là sau khi phát hiện thì sẽ báo cáo ai và xử lý dứt điểm, những điều đó cần thể hiện rõ trong quy chế phối hợp.

Bộ NN-PTNT sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ cho công tác quản lý tốt nhất; trong đó phải đưa hết các loại VTNN vào danh mục kinh doanh có điều kiện nhằm giúp công tác quản lý được tốt lên”.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Bộ NN-PTNT thường xuyên giao ban hàng tháng và kiên quyết xử lý dứt điểm mọi sai phạm sau khi phát hiện.

Bộ đã tạm dừng việc tiến hành khảo nghiệm phân bón và một số sản phẩm VTNN khác. Tinh thần chỉ đạo của Bộ là nếu để tình trạng sai phạm diễn ra tràn lan, không kiểm soát được thì người đứng đầu lĩnh vực đó sẽ bị kiểm điểm, kỷ luật ngay.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm