| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: 'Đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL'

Thứ Hai 01/07/2024 , 22:11 (GMT+7)

ĐBSCL An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL chủ trì Hội nghị. Ảnh: Trần Mạnh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL chủ trì Hội nghị. Ảnh: Trần Mạnh.

Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

Trên cơ sở nêu lên những mặt còn tồn tại, khó khăn, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước, Hội đồng Vùng kiến nghị cần có cơ chế, chính sách cho lĩnh vực nước sạch, nước sinh hoạt phục vụ người dân. Đồng thời, hỗ trợ những khu vực khó khăn, khan hiếm nguồn nước sạch, cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư các hệ thống hồ chứa với quy mô lớn (khoảng 30 ha/hồ) trữ nguồn nước ngọt dự phòng.

Ban hành chính sách phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa nhằm ổn định vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước, chính sách về tạm trữ lúa gạo hỗ trợ nông dân liên kết các chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thuận thiên, bền vững. Các địa phương trong vùng được phép chuyển đổi linh hoạt phần diện tích quy hoạch đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất trồng hoa màu, trái cây... với định mức ở vùng ĐBSCL cao hơn ít nhất 30% so với trung bình của cả nước.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư phù hợp để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo an sinh cho người dân ở khu vực ven biển.

Trao đổi thêm một số khó khăn ở tiểu vùng bán đảo Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết vùng bán đảo Cà Mau chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra ngày càng nhanh hơn và gặp khó khăn về nguồn nước ngọt.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị các Bộ, ngành TW hỗ trợ tỉnh khoảng 197 tỷ đồng để khắc phục sạt lở, sụt lún đất, hỗ trợ 1.300 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ biển Đông với chiều dài khoảng 21km. Hỗ trợ 684 tỷ đồng khắc phục 5,7km bờ sông đang sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Về giải pháp nước ngọt cho khu vực bán đảo Cà Mau, tỉnh cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống.

Còn tại Kiên Giang, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh nêu một số hiệu quả công trình thủy lợi Cái Bé – Cái Lớn với tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng trong công tác điều phối nước trữ ngọt, kiểm soát mặn, nhất là việc thay đổi tư duy, tập quán sản xuất theo tinh thần thuận thiên, chủ động, thích ứng. Ông Thành cũng nêu một số khó khăn thách thức về hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang diễn ra càng nhiều, mức độ sạt lở nghiêm trọng.

Tỉnh Kiên Giang có khoảng 122/200km bờ biển bị sạt lở, trong đó đã đầu tư 82/122km, còn 39km chưa được đầu tư khép kín toàn tuyến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng hàng chục nghìn ha sản xuất trong rừng phòng hộ ven biển và an toàn khu dân cư ven biển. Từ đó, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí xây dựng đoạn kè sạt lở với vốn đầu tư khoảng hơn 500 tỷ đồng, sớm đầu tư sửa chữa Âu thuyền Tắc Thủ (Cà Mau) để kiểm soát nước mặn biển Đông.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL. Ảnh: Trần Mạnh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL. Ảnh: Trần Mạnh.

Chiến lược phát triển vùng ĐBSCL

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu của các bộ ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đánh giá: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL năm 2023 là 6,37%, cao thứ 2/6 vùng trên cả nước, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần so năm 2020, đạt 72,3 triệu đồng/người/năm.
Một số công trình quan trọng, trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cầu Mỹ Thuận 2. Nhiều công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực giao thông, thủy lợi, năng lượng, du lịch, hỗ trợ phát triển nông nghiệp đang trong quá trình thực hiện hoặc nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, ĐBSCL vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Cụ thể, kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá nhưng chưa thực sự bền vững, quy mô còn rất khiêm tốn (chỉ chiếm 12% quy mô GDP cả nước). Tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, hạ tầng KT-XH của vùng ĐBSCL vẫn còn yếu, thiếu nguồn lực để đầu tư. Hoạt động liên kết vùng chưa hiệu quả. Một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức, chưa thực chất. Ứng dụng khoa học và công nghệ còn chậm.

Để phát triển vùng ĐBSCL trong thời gian tới - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, các Bộ, địa phương cần từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển KTXH đất nước giai đoạn 2021 - 2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị cho toàn vùng, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có của các lĩnh vực, khu vực, địa phương và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn.

"An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Xem thêm
Nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá.

Huyện vành đai xanh có gần 13.000 lượt nông hộ thu 150- 200 triệu đồng/năm

Huyện Ứng Hoà là vành đai xanh của TP Hà Nội, chủ yếu phát triển nông nghiệp, trong giai đoạn năm 2021-2023 đã có 12.765 lượt hộ nông dân thu nhập 150- 200 triệu đồng/năm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Du lịch Ninh Bình thu hơn 7.200 tỷ đồng trong 9 tháng

Trong 9 tháng đầu năm, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt gần 7,3 triệu lượt. Doanh thu du lịch hơn 7.200 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất