Sau khi đi thị sát thực tế ở Phú Yên, đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã vào tỉnh Khánh Hòa (nợi dự báo là tâm bão) chủ trì, chỉ đạo cuộc họp trực tuyến. Cuộc họp kết nối với đầu cầu Hà Nội và các tỉnh bão đi qua hoặc bị ảnh hưởng như Phú Yên, Ninh Thuận.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ NN-PTNT vào tâm bão chỉ đạo ứng phó |
Báo cáo Phó Thủ tướng trong công tác ứng phó cơn bão số 12, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đến nay tỉnh đã thực hiện di dời các vùng xung yếu, vùng ven biển, sạt lở...với 4.000 hộ/18.00 khẩu. Hơn 6.400 tàu đã được neo đậu an toàn; hơn 340.000 lồng bè được neo, chằng chéo và đưa vào bờ. Tỉnh cũng đã thành lập sở chi huy tại UBND tỉnh để chỉ đạo tập trung ứng phó bão. Để đảm an toàn hồ đập tỉnh đã xả nước để đón bão. Lực lượng 4 tại chỗ đã sẵn sàng.
Tượng tự, tại Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đến tỉnh đã thông báo liên tục trên truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh, nhắn tin qua điện thoại để người dân biết tình hình cơn bão, để ứng phó. Đối với tàu thuyền hiện nay toàn tỉnh có trên 182 tàu hoạt động trên biển đã nắm được thông tin, tìm nơi tránh trú ẩn an toàn. Các lồng nuôi trồng thủy sản cũng đã khẩn trương sơ tán, đưa người dân vào đất liền để đảm bảo an toàn.
Hiện tỉnh có gần 5.000 khách du lịch lưu trú, Sở Du lịch đã làm việc để đảm bảo an toàn cho du khách. Bên cạnh đó tỉnh đã sơ tán gần 5.000 dân và đến chiều nay sẽ di dời hết.
Tại Ninh Thuận, lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, để ứng phó cơn bão từ 15 giờ chiều hôm qua tỉnh đã cấm tàu thuyền ra biển; đồng thời ra soát kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng bão và sắp các tàu thuyền về nơi neo đậu tại các cảng an toàn. Tuy nhiên đáng lưu ý hiện còn 1 chiếc tàu hiện nay hoạt động trên vùng biển nhà giàn DK1 vẫn chưa liên lạc được. Vì vậy chúng tôi đã liên lạc các tỉnh bạn liên lạc dùm.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng cơn bão số 12 rất mạnh khi đổ bộ sẽ gây mưa lớn trên diện rộng. Đến 3 giờ chiều nay tâm cách chúng ta khoảng 340 km. Vì vậy, chúng ta không được chủ quan, lơ là nếu không sẽ gây thiệt hại không thể khôn lường. Bởi rủi ro cơn bão được đánh giá là cấp 4. Nhận thức được tầm quan trọng của cơn bão, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải quyết liệt, tiếp tục ra soát lại công tác ứng phó theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.
Phó Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó cơn bão số 2 tại Khánh Hòa |
Theo đó, phải tiếp tục ra soát lại tàu thuyền, sơ tán người dân ở vùng ven biển, xung yếu, sạt lở, ngập lụt, dứt khoát đưa dân vào nơi tránh trú an toàn. Đối với các hồ đập phải có phương vận hành, điều tiết xả lũ hợp lý, tránh gây thiệt hại người và tài sản của người dân. Ngoài ra phải đảm bảo thông tin liên lạc và lực lượng “4 tại chỗ”.
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao các địa phương đã có chủ động quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó, trước hết kêu gọi tàu thuyền, di chuyển lồng bè, sơ tán người dân và tồ chức ra soát các công trình hồ đập... để đảm bảo an toàn trước khi bão vào. Đặc biệt có sự vào cuộc quyết liệt các lực lượng lực vũ trang, quân khu 5 và sự vào cuộc các Bộ ngành liên quan.
Để ứng phó cơn bão, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải có phương án làm sao giảm thiệt hại về người và tài sản, sản xuất nông công nghiệp, dịchvụ thấp nhất. Chính vì vây, Phó Thủ tướng đề nghị các tổ chức, Bộ ngành và đặc biệt các địa phương tập trung thực nghiêm công điện Thủ tướng đã nói rất rõ, nhất là đảm bảo tính mạng người dân, yêu cầu tất cả người dân ven biển, các vùng nuôi thủy sản phải dứt khoát vào bờ...