| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa gieo sạ vụ đông xuân 2021 - 2022

Thứ Tư 08/12/2021 , 08:00 (GMT+7)

Cỏ dại thường xuất hiện trên đồng ruộng, với tính chống chịu cao, sinh trưởng mạnh, cạnh tranh dinh dưỡng, là nơi trú ẩn của chuột và các loại sâu bệnh gây hại khác.

Vụ đông xuân thường thời tiết se lạnh, mưa và rét kéo dài nên việc sử dụng thuốc trừ cỏ không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì vậy, vấn đề phòng trừ cỏ dại đúng thời điểm, đúng cách là yêu cầu hết sức cấp thiết. Để làm tốt việc này, cần nhận diện được các loại cỏ dại có trên ruộng để chọn lựa loại thuốc trừ cỏ và thời điểm xử lý thuốc cỏ phù hợp.

PHÂN LOẠI CỎ

Phân loại theo hình thái. Cỏ một lá mầm: Cỏ nhóm hòa bản và nhóm chác lác như cỏ lồng vực, đuôi phụng, chác lác...

Cỏ hai lá mầm: Cỏ nhóm lá rộng như: Rau mác, rau bợ, rau mương,….

Phân loại theo đặc điểm thực vật. Nhóm cỏ hoà bản: Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn. Bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân tròn và rỗng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng, thường là rễ chùm, ăn nông.

Nhóm cỏ chác, lác: Lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác. Không phân biệt bẹ lá và phiến lá, lá đính trên thân theo 3 hàng phía quanh thân. Phần gốc các lá tạo thành ống bao quanh thân.

Nhóm cỏ lá rộng: Lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau (gân lá hình mạng lưới đối với cỏ song tử diệp và gân lá song song với đơn tử diệp).

QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỬ CỎ DẠI TRÊN RUỘNG LÚA GIEO SẠ

Biện pháp canh tác

- Cày lật đất trước khi bừa trục để gieo sạ khoảng 20-25 ngày để vùi lấp tàn dư cỏ dại, lúa chét và hạn chế mầm mống sinh vật gây hại. Lưu ý trước khi cày lật đất, tiến hành thu gom các tàn dư cây trồng, nhất là cỏ dại và bông cỏ đem tiêu hủy.

- Làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, thoát nước tốt và bón lót theo quy trình, nhất là bón phân lân để tạo điều kiện cho cây lúa sau khi bén rễ hồi xanh có đủ chất dinh dưỡng để lúa phát triển nhanh lấn át cỏ dại, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho lúa khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

- Sử dụng giống đạt chuẩn để gieo sạ nhằm hạn chế khả năng lẫn tạp hạt cỏ từ nguồn giống. Trước khi ngâm ủ, cần sàng sẩy loại bỏ hạt lép, lửng và hạt cỏ dại.

- Sau khi gieo sạ, tùy theo điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, cần điều tiết mực nước trong ruộng thích hợp nhằm hạn chế cỏ dại phát triển và khi thời tiết thuận lợi (nhiệt độ thích hợp) có thể sử dụng thuốc trừ cỏ để xử lý và căn cứ vào thời gian, loại cỏ trên ruộng để lựa chọn thuốc trừ cỏ phù hợp.

Các loại thuốc phòng trừ cỏ dại rất hiệu quả của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Thành Tín.

Các loại thuốc phòng trừ cỏ dại rất hiệu quả của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC). Ảnh: Thành Tín.

Biện pháp hóa học

- Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ cỏ ruộng lúa. Mỗi sản phẩm có hoạt chất diệt cỏ khác nhau, Tùy theo thời điểm và tình trạng cỏ dại trên ruộng để lựa chọn sản phẩm phù hợp để sử dụng. Ưu tiên chọn sản phẩm cho hiệu quả trừ cỏ cao và ít độc hại với con người và môi trường.

- Nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Được sử dụng trước khi nhìn thấy cỏ dại trên ruộng để ngăn chúng không xuất hiện.

- Nhóm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: Được sử dụng khi cỏ đã xuất hiện trên ruộng, cỏ có từ 1-2 lá.

- Để giúp kiểm soát tốt cỏ dại trên ruộng lúa trong suốt thời gian canh tác, xin giới thiệu 2 sản phẩm thuốc trừ cỏ lúa của Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn:

+ Thuốc trừ cỏ Bebu 30 WP:

Bebu 30 WP là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm, chứa 2 hoạt chất Butachlor 28.5% + Bensulfuron Methyl 1.5% (chất an toàn Fenclorim 10%) hiệu quả với cả ba nhóm cỏ hòa bản, chác lác và lá rộng như: Đuôi phụng, lồng vực, cỏ túc, cháo, chác, rau mác, bạc bợ, vẩy ốc... an toàn cho cây lúa

Thuốc có tác động chọn lọc, tiếp xúc và nội hấp, xâm nhập vào cây cỏ vừa qua lá, vừa qua rễ và thân mầm nên có tác động diệt cỏ rất hữu hiệu ở giai đoạn cỏ chưa mọc, hạt cỏ mới nhú mầm và cỏ đã mọc nhưng còn nhỏ (1 - 2 lá)

Phun khi gieo sạ 1-3 ngày, liều lượng 60g/bình 20 lít, phun 02 bình cho 1.000 m2

- Thuốc trừ cỏ Pataxim 55 EC:

+ Pataxim 55EC là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, chứa 2 hoạt chất Butachlor 275g/l và Propanil 275g/l . Sự phối hợp 2 hoạt chất này có tác dụng tăng cường hiệu lực trừ cả 3 nhóm cỏ và kéo dài thời gian sử dụng

+ Phun khi gieo sạ từ 4 - 12 ngày, tương ứng từ khi cỏ mới mọc đến cỏ có 3 lá.

+ Lượng thuốc sử dụng từ 2 - 2,5 lít/ha, pha 80 - 120 ml thuốc/bình 20 lít nước, phun phủ mặt ruộng từ 2 - 2,5 bình cho 1 công ruộng 1.000 m2. Phun sớm thì dùng liều thấp phun muộn thì dùng liều cao theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.

Lưu ý khi phun thuốc trừ cỏ

Khi phun thuốc, ruộng cần tháo cạn nước, nhưng đủ ẩm, sau phun 1 - 3 ngày cho nước vào ruộng, điều chỉnh mực nước ruộng phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Không phun thuốc trừ cỏ khi trời sắp mưa, gió to hoặc khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 18 độ C.

Xem thêm
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên

Phân bón Bình Điền xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, tăng thu nhập nhà nông.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?