| Hotline: 0983.970.780

PVCFC đặt mục tiêu 2025 trở thành doanh nghiệp phân bón hàng đầu Đông Nam Á

Thứ Ba 14/06/2022 , 06:00 (GMT+7)

Phân bón Cà Mau đặt mục tiêu đến 2025, trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Tổng doanh thu quý I/2022 của DCM ước đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 111% so với thực hiện cùng kỳ 2021. Ảnh: DCM.

Tổng doanh thu quý I/2022 của DCM ước đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 111% so với thực hiện cùng kỳ 2021. Ảnh: DCM.

Đặt mục tiệu lợi nhuận sau thuế Quý II 710 tỷ đồng

Giá bán sản phẩm phân bón trên toàn cầu tăng mạnh đã giúp Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán: DCM) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2022 đầy bất ngờ.

Theo đó, trong quý đầu năm nay, Công ty mẹ sản xuất urê quy đổi và NPK lần lượt đạt 236.650 tấn và 26.400 tấn. Về khối lượng tiêu thụ, urê đạt 186.510 tấn, các sản phẩm từ urê đạt 7.690 tấn và NPK đạt 12.280 tấn.

Theo đó, tổng doanh thu quý I/2022 của DCM ước đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 111% so với thực hiện cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.515 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ. Với kế hoạch mục tiêu đạt 1.629 tỷ đồng doanh thu và 78,12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong quý đầu năm, DCM đã vượt 147% chỉ tiêu doanh thu và gấp 19 lần chỉ tiêu lợi nhuận.

DCM cho biết, kế hoạch quý I được xây dựng dựa trên dữ liệu thực hiện hàng năm của Công ty và các dự báo về giá nguyên liệu đầu vào, giá bán sản phẩm đầu ra. Do đó, Công ty đã đưa ra kế hoạch tương đối thận trọng. Với thực tế diễn biến của thị trường, DCM cũng lo ngại căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu, khiến giá dầu và cước vận chuyển tiếp tục tăng, nguồn cung phân bón và nguyên vật liệu khan hiếm.

Từ cuối tháng 2 đến nay, diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá phân bón trên thế giới và trong nước tăng mạnh. Ngoài ra, chính sách hạn chế xuất khẩu của các quốc gia như Nga, Trung Quốc cũng là yếu tố gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung phân bón trên toàn cầu tạo ảnh hưởng lớn đến giá cả mặt hàng này.

Bên cạnh những yếu tố khách quan do giá bán tăng cao, DCM vẫn tiếp tục phát huy nội lực mạnh mẽ, tăng tải và duy trì vận hành ổn định ở 112,3% công suất, tiết giảm tiêu hao nguyên liệu và tìm cơ hội xuất khẩu được các lô giá cao. Việc Công ty thực hiện khai thác hiệu quả các hạng mục cải hoán, tối ưu hóa về mặt công nghệ đã giúp tiết kiệm năng lượng, tiết giảm chi phí giúp DCM có kết quả quý I tăng trưởng mạnh mẽ.

Quý II/2022, DCM ước tính tổng doanh thu thực hiện đạt 4.847. Ảnh: DCM.

Quý II/2022, DCM ước tính tổng doanh thu thực hiện đạt 4.847. Ảnh: DCM.

Quý II/2022, DCM ước tính tổng doanh thu thực hiện đạt 4.847 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 748 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 710 tỷ đồng. Về các chỉ tiêu khối lượng, với phân urê, DCM sẽ sản xuất 232.160 tấn và tiêu thụ 217.000 tấn. Với NPK, Công ty đặt chỉ tiêu sản xuất 25.560 tấn và tiêu thụ 28.500 tấn.

Năm 2022 đẩy mạnh toàn diện các hoạt động

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, DCM đã thông tin đến cổ đông nhiều nội dung quan trọng. 

Năm 2022, Ban lãnh đạo Phân bón Cà Mau dự báo Công ty sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức và cơ hội đan xen. Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, DCM sẽ phấn đấu mang về hơn 9.060 tỷ đồng tổng doanh thu và vượt 542 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch đầu năm.

Trong đó, Công ty đặt mục tiêu thực hiện sản xuất 860.100 tấn urê quy đổi và 80.000 tấn NPK. Về sản lượng kinh doanh, urê quy đổi dự kiến đạt 770.200 tấn, các sản phẩm phân bón từ gốc urê đạt 80.000 tấn và NPK đạt 80.000 tấn.

Năm 2025, Phân bón Cà Mau đặt mục tiêu sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: DCM.

Năm 2025, Phân bón Cà Mau đặt mục tiêu sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: DCM.

Cũng trong năm nay, DCM sẽ tiếp tục hoàn thiện các dự án chuyển tiếp gồm: hạng mục cải hoán và cung cấp CO2 thô, trung tâm nghiên cứu phát triển và dự án sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy 300.000 tấn/năm.

Đặc biệt, 5 mũi chiến lược đã và đang được Ban lãnh đạo Công ty đi vào thực thi từng bước với đội ngũ cán bộ nắm vững các mục tiêu, định hướng, thị trường. Dù diễn biến khó lường nhưng đến nay đều được ban lãnh đạo xây dựng nhiều kịch bản ứng phó.

Trong tương lai gần, cổ đông nhà đầu tư có quyền hy vọng vào một DCM vững vàng, tăng trưởng bền vững và mang lại giá trị cho xã hội, cho cộng đồng và đặc biệt là cho người tiêu dùng cuối.

Phân bón Cà Mau nỗ lực và đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam và Đông Nam Á.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?