| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam lý giải việc thầy giáo vừa nhiễm Covid-19 vẫn đi coi thi

Thứ Năm 20/08/2020 , 13:00 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc để lọt trường hợp một giáo viên vừa bị nhiễm Covid-19 trước đó đi coi thi tốt nghiệp THPT là một "tai nạn".

Vụ việc một thầy giáo ở Quảng Nam sống trong vùng cách ly, vừa được Bộ Y tế công bố nhiễm Covid-19 nhưng vẫn được đi coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT đã khiến dư luận xôn xao.

Tỉnh Quảng Nam tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: L.K.

Người dân đặt câu hỏi, vì sao trường hợp này lại bị bỏ sót khiến cho gần 1.000 trường hợp ở nhiều huyện, TP của tỉnh này sau đó được xác định là F1. F2.

Trước đó, vào ngày 18/8, bệnh nhân 981 ở Quảng Nam được Bộ Y tế công bố nhiễm Covid-19. Đây là bệnh nhân nữ, 31 tuổi, trú TP Hội An, làm việc tại nhà hàng Bikini bottom (biển An Bàng, TP Hội An).

Bệnh nhân sống cùng chồng là ông C. và con gái, từ ngày 10-7 nghỉ việc để đi chữa bệnh. Từ ngày 13-7 đến ngày 16-7 chị nhập viện mổ tay và điều trị tại phòng 303 Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Đà Nẵng. Trong thời gian đó bệnh nhân được chồng chăm nuôi.

Liên quan đến bệnh nhân 981, có trường hợp đáng chú ý là chồng của bệnh nhân này: ông N.T.C. Ông C. hiện đang là giáo viên của trường THPT Nông Sơn (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, ông C. có đi coi thi tại điểm trường THPT Khâm Đức (thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam). Đến ngày hôm qua (19/8), ông C. được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân thứ 991 dương tính với virus SARS-CoV-2.

Ngoài ra, địa chỉ nơi hai vợ chồng bệnh nhân 981 và bệnh nhân 991 sinh sống đang thực hiện giãn cách xã hội vì có nhiều ca nhiễm Covid-19. Vậy thì tại sao ông C. vẫn được bố trí đi coi thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Để làm rõ vấn đề này, PV Báo NNVN đã liên hệ với ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam.

Ông Quốc cho biết, trước khi tỉnh tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở đã rất quyết liệt trong phương án điều động giáo viên coi thi, giao cho hiệu trưởng các trường rà soát kỹ lưỡng, không điều động cán bộ, giáo viên ở vùng giãn cách xã hội và liên quan F1, F2.

Đến ngày 6/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam đã có quyết định (quyết định 1186) những trường hợp nào có liên quan đến Covid-19 thì cho nghỉ.

Theo ông Quốc, thầy C. có báo báo từ ngày 13 đến 17/8, thầy đưa vợ đi chữa bệnh ở Bệnh viện Đà Nẵng. Khi 2 vợ chồng thầy C. về lại địa phương thì 5 ngày sau mới công bố dịch ở Đà Nẵng. Ngày 31/7, 2 vợ chồng thầy C. có xuống trạm xá xã Cẩm Thanh (TP Hội An) để khai báo y tế và thấy sức khỏe bình thường nên cho về, không yêu cầu cách ly.

“Thầy C. có nói với tôi là thấy chuyện này cũng bình thường nên thầy đi coi thi. Đúng là những trường hợp này là rủi ro. Nếu hôm đó mà thầy C. báo thì sẽ cho về ngay. Trường hợp của thầy C. vì không báo cho hiệu trưởng nên hiệu trưởng không báo cho tôi nên tôi không nắm. Có thể xem đây là một tai nạn. Sau đó, thầy C. cũng đã xin lỗi tôi”, ông Quốc nói.

Khi PV hỏi, thầy C. có địa chỉ nhà ở TP Hội An, vùng đang thực hiện giãn cách xã hội, trong khi đó, trước khi tổ chức thi, danh sách các cán bộ, giáo viên coi thi sẽ được gửi lên Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng tại sao không rà soát lại và để lọt trường hợp này, thì ông Quốc cho rằng trong danh sách chỉ ghi giáo viên dạy trường nào chứ không ghi địa chỉ chỗ ở. Cụ thể như trường hợp của thầy C thì chỉ ghi là giáo viên của trường THPT Nông Sơn.

Liên quan đến bệnh nhân 991, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, ngành y tế địa phương đã tiến hành rà soát và xác định có gần 1.000 trường hợp liên quan đến bệnh nhân này để tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam chi biết: “Có 423 trường hợp là F1 và 518 trường hợp là F2 của bệnh nhân 991 đã cho kết quả xét nghiệm âm tính. Đây là những người sinh sống ở các huyện Phước Sơn, Nông Sơn, Tiên Phước và TP Tam Kỳ. Những trường hợp còn lại ở huyện Quế Sơn và huyện Hiệp Đức đang chờ kết quả xét nghiệm”.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.