| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm phát triển toàn diện, năng động ở phía Bắc

Thứ Năm 17/09/2020 , 17:07 (GMT+7)

Chiều 17/9, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Lãnh đạo UBND, tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Anh Thắng.

Lãnh đạo UBND, tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Anh Thắng.

Theo báo cáo tại buổi họp báo, đến nay, công tác chuẩn bị cho tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 cơ bản hoàn tất bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng quy trình, quy định. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 25-27/9/2020, là một trong những đại hội đảng bộ cấp tỉnh sớm nhất cả nước với phương châm Đại hội: "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển”.

Chủ đề Đại hội đước hướng đến là: "Xây dựng, chinh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới; phát triển nhanh, bên vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc".

Tại cuộc họp báo, đại diện tỉnh Quảng Ninh ch biết, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2015-2020 được quan tâm đúng mức, phát triển rõ nét thông qua các phong trào thi đua. Cụ thể, Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt nhiều kết quả quan trọng, lấy người nông dân làm chủ thể, nhà nước hỗ trợ kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, gắn với cơ cấu lại nông nghiệp.

Trong 5 năm, ngân sách bố trí 2.674 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM và đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, toàn tỉnh có 89/98 xã (91%) đạt chuẩn NTM (trong đó có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao), vượt mục tiêu đặt ra; hết năm 2020 bình quân các xã đạt 19,5 tiêu chí và 52 chỉ tiêu, không có xã dưới 15 tiêu chí; có 07/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (Đông Triều là địa phương đầu tiên miền Bắc và huyện Cô Tô là huyện đảo đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM); là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng NTM kiểu mẫu, có xã đạt NTM kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước; thu nhập bình quân khu vực nông ron đạt 45 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn khoảng 1%.

Riêng Chương trình 135, Quảng Ninh đã giành được thành tựu lớn trong việc triển khai đề án 196 - Một đề án chứa đựng tính sáng tạo, quyết tâm chính trị lớn của toàn tỉnh, đã đưa 17 xã, 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn sớm hơn 1 năm so với lộ trình mục tiêu đặt ra. Trong 5 năm, tỉnh đã bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực với tổng kinh phí 1.544 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất.

Chương trình mỗi xã phường một sản phảm (OCOP) được triển khai bài bản, hiệu quả, thu hút nhiều tổ chức kinh tế, người dân tham gia, quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP” của Quảng Ninh đã được triển khai thành Chương trình cấp Quốc gia với 171 đơn vị tham gia; Trong khi cả nước có trên 700 sản phẩm OCOP, thì Quảng Ninh đã có tới 461 sản phẩm; Chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả rõ rệt; tạo việc làm mới, tăng thu nhập, phát triển sản xuất là một giải pháp thoát nghèo bền vững và được Trung ương cho triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích trong phong trào OCOP).

Về các phong trào, nhiệm vụ kinh tế khác trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực đổi mới phương thức, chọn nội dung, hình thức để tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua theo chuyên đề “Phấn đấu thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ chính trị và thực hiện thắng lợi những công trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh", phong trào được phát động ngay trên các công trường đang thi công...

Đẩy mạnh công tác khen thưởng đột xuất để động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời; thực hiện việc tuyên dương khen thưởng công nhân ngay tại nơi đang làm việc đã mang lại những hiệu quả tích cực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh.

Đặc biệt, tháng 7/2020, tỉnh Quảng Ninh đã phát động Chiến dịch "30 ngày đêm” giải phóng mặt bằng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau điều chỉnh. Đây là chiến dịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với tuyến đường có tính chiến lược, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khu vực. Chiến dịch bắt đầu từ 15/7 đến 15/8/2020, tập trung giải phóng mặt bằng gần 190ha, với gần 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Song với khí thế thi đua sôi nổi từ các cấp ủy, chính quyền và nhân dân 5 địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ sau 15 ngày triển khai, tổng số hộ dân tự nguyện ký biên bản bàn giao mặt bằng là 1.186/1.186 hộ, đạt 100%. Đồng thời tỉnh đã phát động thi đua thực hiện Chiến dịch “500 ngày đêm” hoàn thành dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện dự án trong thời gian sớm nhất.

Với những nỗ lực không ngừng trong các phong trào thi đua, trong 5 qua, toàn tỉnh đã có 14.974 tập thể cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, Cờ thi đua, Chiến sĩ thi đua: 538 tập thể cá nhân được nhận Cờ thi đua và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 4 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 225 tập thể cá nhân được tặng Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập các hạng.

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.