| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thứ Sáu 02/04/2021 , 09:41 (GMT+7)

Sau khi công bố kết quả bỏ phiếu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng hoa và gửi lời cám ơn tới ông Nguyễn Xuân Phúc.

Quốc hội chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Quốc hội chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Sáng 2/4, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Nghị quyết về miễn nhiệm Thủ tướng Chính được Quốc hội biểu quyết thông qua với 446/452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,92% tổng số đại biểu Quốc hội).

Trong nhiệm kỳ qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng tập thể Chính phủ đã để lại nhiều dấu ấn trong việc đưa “con tàu Việt Nam vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức".

Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều đổi mới sáng tạo, thể hiện sự năng động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, kiên định thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội.

Chính phủ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó tập trung ưu tiên cho việc triển khai các đột phá chiến lược về xây dựng, hoàn thiện thể chế; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo; tạo nhiều việc làm mới.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội từ đầu năm 2020 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi các "mục tiêu kép", vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Khi nhậm chức, Thủ tướng thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, kỷ cương. Điểm lại lời hứa đó có đi vào thực tiễn hay không, các đại biểu Quốc hội cho rằng: “Thủ tướng đã nói đi đôi với làm. Người đứng đầu đã truyền cảm hứng mạnh mẽ tới địa phương với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”

Hiện nhân sự đề cử vào chức danh Thủ tướng thay ông Nguyễn Xuân Phúc chưa được công bố. Tuy nhiên, danh sách sơ bộ người các cơ quan Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV cho thấy, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính ứng cử khối Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 67 tuổi, là cử nhân Kinh tế, quê ở Quảng Nam. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khoá X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội 3 khoá XI, XIII và XIV.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông trở về làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, từng bước trưởng thành với nhiều vị trí công tác ở quê nhà. Từ chuyên viên, Phó văn phòng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2006, ông làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Tại Đại hội XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

  • Tags:
Xem thêm
Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.