| Hotline: 0983.970.780

Săn chuột đồng ở miền Tây

Thứ Hai 20/01/2020 , 09:51 (GMT+7)

Thịt chuột đồng ở miền Tây Nam bộ đã trở thành đặc sản trong các nhà hàng và quán sá giá từ 80.000 - 120.000 đồng/kg. Những ngày cuối năm, người dân đi săn chuột kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Xin giới thiệu đến bạn đọc chùm ảnh của PV NNVN:

14-33-05_nh_1
Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín.
Săn chuột có nhiều hình thức như đào hang, bẫy, đuổi cù trong ruộng lúa.
Cách săn chuột phổ biến nhất hiện nay là dùng chó săn.
Anh Lê Văn Phương ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, cùng chú chó và 4 người bạn đi đào chuột ngoài đồng cho biết: Đang vào mùa chuột, mấy anh em tôi bắt khoảng 10 - 15 kg/ngày, riêng bữa nay bắt được gần 20kg, bán được gần 1 triệu đồng.
Những con chuột vừa được anh Lê Văn Phương ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ đào hang bắt ra, trung bình một hang bắt được từ 1 - 10 con.
Những người săn chuột chuyên nghiệp cho biết họ đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn nhau.
Còn cách bắt chuột dùng chỉa đâm hay đổ nước vào hang thường làm chuột chết, khi bán sẽ mất giá.
Giá các loại thịt chuột đã tăng bình quân từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với năm trước. Giá chuột cống nhum đang ở mức từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, chuột cơm sống 80.000 - 90.000 đồng/kg.
Thương lái thu gom chuột đem bán cho các vựa.
Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được xem là chợ chuột lớn nhất miền Tây, nơi đây là điểm tập kết tiêu thụ chuột đồng trong nước và cả chuột từ Campuchia mang qua bán.
Chợ chuột sôi động nhất từ 5 - 9 giờ sáng, mỗi ngày có từ 3 - 5 tấn chuột được thu mua làm thịt để tiêu thụ cho các nhà hàng và quán nhậu ở các tỉnh miền Tây, TP.HCM và cả chuyển ra miền Bắc.
Chuột đồng sau khi được bắt ngoài đồng về nhốt trong lồng sắt có thể vận chuyển đi xa hàng trăm cây số chuột vẫn sống.
Anh Lê Văn Thiên, chủ cơ sở thu mua chuột đồng ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang), cho biết: Mùa này thương lái thu gom chuột đồng ở khắp nơi đều chở về đây bán, bình quân mỗi ngày anh mua gần 1 tấn.
Chuột đồng có hai loại ăn được là chuột cơm và chuột cống nhum. Thức ăn chủ yếu của chuột là các loại nông sản và cỏ non, sống ở xa khu dân cư.
Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) không đủ đáp ứng theo các đơn đặt hàng.
Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) nằm gọn trên ấp Bình Chiến, trong ấp có khoảng 600 hộ thì có trên 200 hộ sống bằng nghề săn bắt, làm thuê và kinh doanh chuột.
Khâu làm thịt chuột đa phần là do phụ nữ, trẻ em và người già đảm nhận.
Bà Cao Thị Thúy Hằng, người làm công lột da chuột ở chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết, bình quân mỗi ngày chị lột da, móc ngũ tạng, chặt đầu, chặt đuôi, chân… từ 50 - 70kg, chủ trả tiền công gần 100.000 đồng.
Chuột được làm sạch đưa vào thùng ướp nước đá, “xuất xưởng” đi khắp các tỉnh miền Tây và cả TP.HCM.
Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) là một trong 100 phiên chợ độc đáo của Việt Nam vừa được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam trao tặng kỷ lục. Đây là nơi bán chuột đồng quanh năm và có hàng trăm người sống bằng nghề bắt, mua bán chuột.
Chuột đã trở thành con vật, món ăn quá quen thuộc với nhiều người dân.

Xem thêm
Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi

Cảnh báo lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Giá sầu riêng trái vụ tăng mạnh. Hàng thủ công mỹ nghệ hướng tới kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD. Cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Ngành chè đổi mới, hướng sự tập trung đến giới trẻ

Để mở ra con đường thương mại mới cho ngành chè Việt Nam, nhiều chuyên gia kiến nghị cần hướng sự tập trung tới giới trẻ bằng các dòng sản phẩm như trà Ô Long, bột matcha...