| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm nghiên cứu khoa học sau khi nghiệm thu sẽ đi đến đâu?

Thứ Ba 25/04/2023 , 19:55 (GMT+7)

Mỗi nhà khoa học hãy tự trả lời câu hỏi: sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình có được lan tỏa để thực sự tạo thành giá trị chung của xã hội hay không.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị mỗi nhà khoa học hãy tự trả lời câu hỏi về sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình sau khi bước qua cánh cửa Hội đồng nghiệm thu sẽ đi đến đâu, có được lan tỏa để thực sự tạo thành giá trị chung của xã hội hay không?

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị mỗi nhà khoa học hãy tự trả lời câu hỏi về sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình sau khi bước qua cánh cửa Hội đồng nghiệm thu sẽ đi đến đâu, có được lan tỏa để thực sự tạo thành giá trị chung của xã hội hay không?

Giá trị của sản phẩm nghiên cứu khoa học nằm ở sự lan tỏa

Tại Hội nghị triển khai “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với chủ đề: Khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng Nông nghiệp Việt, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhận định: “Sự kiện đưa đến một mục tiêu làm sao để có một cuộc sống tươi đẹp hơn, một nền nông nghiệp sinh thái, một nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Thông điệp chia sẻ xuyên suốt về hội nghị là làm sao để cùng nhau chuyển đổi, để thích ứng và vươn lên chuyển đổi trong cách tiếp cận trong tư duy và trong hành động để phục vụ thực tiễn và theo kịp xu thế thay đổi liên tục của thế giới".

Thời gian qua, bức tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam ngày một tiến bộ, sinh động, đây là thành quả khoa học công nghệ của các nhà khoa học, các doanh nghiệp, bà con nông dân đã sáng tạo trong mỗi sản phẩm đưa nông sản Việt vững chân trên hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Qua đó, cho thấy, khoa học công nghệ đã và đang là động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, xanh, thân thiện với môi trường, giảm phát, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Do đó, Bộ trưởng cho rằng những việc cần phải làm đó là, tiếp tục hoàn thiện, đổi mới sáng taọ đổi mới cơ chế thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp nông thôn, nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư trong nông nghiệp mở rộng không gian sáng tạo của các nhà khoa học. Thí điểm các hình thức liên kết, hợp tác giữa khu vực công lập và khu vực tư nhằm tăng thêm nguồn lực mở rộng không gian nghiên cứu và các hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ đã và đang là động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, xanh, thân thiện với môi trường, giảm phát, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Khoa học công nghệ đã và đang là động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, xanh, thân thiện với môi trường, giảm phát, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đầu tư nâng cao tiềm lực của các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp công lập, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu và nhân lực đủ sức tiếp cận, làm chủ phát triển các công nghệ tiên tiến.

Thí điểm tổ hợp lại các viện nghiên cứu để đủ năng lực mở rộng tạo ra đa tầng giá trị cho sản phẩm nghiên cứu hướng tới thị trường để thoát khỏi sự manh mún nhỏ lẻ tự phát và hiện việc nghiên cứu khoa học cũng đang trong tình trạng trên. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nhỏ lẻ không tạo ra sức mạnh, manh mún không thể lưu thông. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn vào nền kinh tế để tổ chức bộ máy mang tính chất khác đi để tạo ra một không gian tư duy, phát triển, nghiên cứu rộng hơn, phải hướng tới đủ tiềm lực để có thể trở thành đối tác bình đẳng đối với các đơn vị nghiên cứu của nước ngoài trong mỗi chương trình hợp tác".

Đặc biệt, cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, phát triển khuyến nông số, để khuyến nông thực sự trở thành chỗ dựa tri thức hóa cho nông dân, giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, hoàn thiện những ý tưởng sáng tạo của người nông dân. Thông qua sự giúp đỡ của các nhà khoa học, để cho ra đời những sản phẩm nông nghiệp hoàn chỉnh vì mục tiêu chung tạo ra những sản phẩm giá trị đối với thị trường, với xã hội. Những sáng kiến hữu ích sẽ được đưa lên khuyến nông số để xã hội dễ dàng tiếp cận.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, hình thành các nhóm có thể làm chủ những nghiên cứu mới, tiếp cận nhanh những thành tựu tiên tiến, tiếp nhận, chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời, tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp với các nấc thang của nền kinh tế nông nghiệp, khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngay cả trong nghiên cứu khoa học.

Phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, tạo ra các giống cây mới, các kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm chi phí, tăng chất lượng, nghiên cứu chế tạo các loại máy móc nông cụ vật tư nông nghiệp, thiết bị bảo quản, chế biến, thu hoạch, sau thu hoạch.

Nghiên cứu giải pháp khả thi phát triển thị trường khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhất là các giải pháp sản phẩm nghiên cứu thành công đến với rộng rãi các đối tượng cần sử dụng là những người nông dân, đầu vào của chuỗi ngành hàng trong một nền kinh tế nông nghiệp. Thời gian tới, Bộ NN-PTNTo sẽ thí điểm thành lập trung tâm dịch vụ kỹ thuật ở các cấp độ địa phương, cấp độ vùng. Đây sẽ là nơi tiếp nhận và lan tỏa khoa học công nghiệp cùng các giải pháp sáng tạo hiệu quả, phù hợp với tưng đối tượng, từng địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp ưu tiên lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ số trong nông nghiệp xem đây là giải pháp quan trọng để chúng ta rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp với các tiên tiến

Xây dựng nền tảng số trong nông nghiêp, phát triển cơ giới hóa, tự động hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các ngành nghề nông thôn nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa truyền thống.

Bô trưởng cho rằng, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp bắt đầu từ ý tưởng một người nhưng để hoàn thiện ý tưởng đó phải cần đến sự hợp tác, hợp sức của nhiều người, ý tưởng của người này sẽ dẫn dắt, kết nối với người khác và hoàn thiện dần và trở thành một sản phẩm có giá trị. Chính vì vậy, cần chung tay mở ra không gian rộng hơn, tích hợp đa giá trị các sản phẩm nghiên cứu khoa học hơn. Thước đo giá trị của sản phẩm nghiên cứu khoa học không ở mức độ nguồn kinh phí mà ở giá trị lan tỏa.

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng đề nghị mỗi nhà khoa học hãy tự trả lời câu hỏi về sản phẩm nghiên cứu khoa học của mình sau khi bước qua cánh cửa Hội đồng nghiệm thu sẽ đi đến đâu, có được lan tỏa để thực sự tạo thành giá trị chung của xã hội hay không? Những mô hình khuyến nông chuyển giao khoa học sau nhiều năm quay lại có còn tồn tại bền vững không? Có cần tiếp tục cải tiến các sản phẩm nghiên cứu để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ của thế giới và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và yêu cầu của người dân hay không? Các sản phẩm nghiên cứu có thực sự phục vụ hiện thực hóa chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hay không?

Cần “cởi trói” vướng mắc về chính sách khoa học công nghệ

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, trước những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, dịch bệnh, biến đổi khí hậu nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, là tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân tố quan trọng để ổn định đất nước.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nếu không có khoa học công nghệ thì không có những thành tựu như ngày hôm nay. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nếu không có khoa học công nghệ thì không có những thành tựu như ngày hôm nay. 

Trước những thách thức rất lớn, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều định hướng, chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế. Để có thể "Khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng Nông nghiệp Việt", phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi trọng và là chìa khóa của thành công, tạo nên nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Trong những năm qua, để có được các thành quả đáng tự hào trong việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, không thể không kể đến những đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, người nông dân, doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.

Với vai trò cơ quan chủ quản, thời gian qua Bộ NN-PTNT đã triển khai thành công 4 chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia, bao gồm: Chương trình Công nghệ sinh học trong nông nghiệp và thủy sản, Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Chương trình sản phẩm quốc gia. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ. Đặc biệt là coi trọng phát triển nguồn nhân lực, hội nhập và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước; đổi mới về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động và chính sách phát huy tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ở khắp mọi miền đất nước, không ít những nhà khoa học đang âm thầm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, theo đuổi niềm đam mê khoa học… Không ít các học viện, viện, nhà trường không ngừng cố gắng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Khoa học, công nghệ đóng góp 35% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp

Khoa học, công nghệ đóng góp 35% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá khoa học, công nghệ đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nếu không có khoa học công nghệ thì không có những thành tựu như ngày hôm nay”, Thứ trưởng nhận định.

Khoa học, công nghệ đã góp phần quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển của các ngành, lĩnh vực, đóng góp 35% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp từ việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng những giống cây trồng, vật nuôi; giống cây lâm nghiệp; giống lúa, giống cây ăn quả và các quy trình thử nghiệm, phương pháp canh tác nuôi trồng mới.

Xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức hơn 50%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP) hoặc tương đương trở lên đạt hơn 40%; tỷ lệ kết quả các nhiệm vụ khoa học, công nghệ có sản phẩm là giống, vật tư đầu vào, quy trình công nghệ, thiết bị, tiến bộ kỹ thuật... được ứng dụng vào thực tiễn đạt hơn 90% vào năm 2025 và đạt hơn 95% năm 2030. Có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó, khoảng 15% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ. Tổng giá trị chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, trường đại học cho doanh nghiệp tăng 20% giai đoạn 2021 - 2025 và 35% giai đoạn 2026 - 2030.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, nếu tháo gỡ, “cởi trói” được vướng mắc về chính sách tăng cường hợp tác công tư, gắn khoa học công nghệ với sự phát triển của doanh nghiệp và việc phát huy được cơ sở vật chất, trang thiết bị và diện tích đất đai… đó sẽ là động lực rất quan trọng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn về thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Về vấn đề nguồn lực con người, hiện nay theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Viên chức, các nhà khoa học không thể đứng ra làm chủ và có thể kinh doanh các sản phẩm khoa học công nghệ đang nghiện cứu. Học viện cũng đã có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nội vụ để tháo gỡ. Vấn đề cơ chế chính sách vẫn còn vướng về thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học, bà Lan cũng đề nghị Bộ KH-CN, Cục Sở hữu trí tuệ có thông tư hướng dẫn để các nhà khoa học có thể thực hiện theo đúng pháp luật dễ dàng hơn. Về cơ chế thanh toán, GS Lan, kiến nghị cho khoán các sản phẩm nghiên cứu ngay từ giai đoạn đầu để tháo gỡ cho các nhà khoa học.

Giáo sư, Viện sỹ Trần Đình Long cho rằng để khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển của kinh tế nông nghiệp cần phải tổ chức lại nghiên cứu khoa học công nghệ. Bởi theo ông Long, việc nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp rất “rườm rà” và trùng lặp nhiều. Ông Long đề nghị cần phải tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam để có các đề tài nghiên cứu thiết thực, ứng dụng được vào thực tiễn.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.