| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP góp phần đảm bảo dinh dưỡng ở vùng khó khăn

Thứ Sáu 10/11/2023 , 17:17 (GMT+7)

Đảm bảo dinh dưỡng không chỉ là ăn đủ, mà còn nằm ở khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm vệ sinh, an toàn của người dân, theo Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.

PGS.TS Trương Tuyết Mai nhấn mạnh sự liên quan chặt chẽ giữa việc đảm bảo dinh dưỡng và khả năng cung ứng thực phẩm tại chỗ. Ảnh: Bảo Thắng.

PGS.TS Trương Tuyết Mai nhấn mạnh sự liên quan chặt chẽ giữa việc đảm bảo dinh dưỡng và khả năng cung ứng thực phẩm tại chỗ. Ảnh: Bảo Thắng.

“Bữa ăn truyền thống của Việt Nam rất lý tưởng, gần như đảm bảo được đầy đủ về dinh dưỡng, các khoáng chất. Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ cần tăng cường sự đa dạng, cũng như vệ sinh, an toàn thực phẩm, những bữa ăn của người Việt có chất lượng không hề thua kém chế độ ăn Okinawa của người Nhật Bản", PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết.

Theo vị chuyên gia dinh dưỡng, Việt Nam đã xuất khẩu được rất nhiều các mặt hàng lương thực như gạo, lúa, ngô, khoai, sắn… cũng như thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả… Tuy nhiên, người dân nhiều vùng trên cả nước chưa thể tiếp cận và được đảm bảo việc cung ứng lương thực đầy đủ tại nơi ở.

Đứng ở góc độ dinh dưỡng, an ninh lương thực và đảm bảo dinh dưỡng không chỉ là "ăn đủ", theo bà Mai. Thay vào đó, các cấp, các ngành và địa phương cần tổ chức những đợt tổng điều tra dinh dưỡng về khẩu phần, với đầu ra là tình trạng dinh dưỡng của người dân.

Tổng điều tra năm 2020 cho thấy, năng lượng khẩu phần ăn của người dân Việt Nam được cơ bản đáp ứng đủ về mức năng lượng trung bình theo bình đầu người so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Nhưng một số vùng miền, mức độ dinh dưỡng trung bình là chưa đủ, một số vùng khác lại vượt quá so với nhu cầu.

Một vấn đề nữa được bà Mai nhấn mạnh là tính cân đối giữa các nhóm thực phẩm được cung cấp. Trong đó, chất đạm, nhóm chất béo và tinh bột, dù đã cân đối tốt hơn so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn tình trạng mất cân bằng.

Đặc biệt, nhóm thịt - sữa, hải sản, trứng, cá… tăng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước; nhóm tiêu thụ thịt tăng rất cao. Hiện nay khu vực thành thị là đáng báo động nhất, khi vượt ngưỡng trung bình khoảng 150g/người. 

Bữa ăn truyền thống của người Việt được đánh giá là đầy đủ dinh dưỡng.

Bữa ăn truyền thống của người Việt được đánh giá là đầy đủ dinh dưỡng.

Tại Hội nghị Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch trách nhiệm bền vững chiều 10/11, PGS.TS Trương Tuyết Mai cho rằng, để xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bền vững cho người Việt cần phải tác động lên tất cả các thế hệ. Chẳng hạn, phụ nữ cần nhận thức phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, hay trẻ em cần ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau quả, ăn vừa đủ dầu mỡ, ăn ít đường, muối...

Viện Dinh dưỡng quốc gia đang triển khai và tiến hành xây dựng tháp dinh dưỡng theo các độ tuổi, và được chia theo 10 năm một. Đây là cơ sở để cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân.

Song song với đó, lãnh đạo Viện đề nghị các cấp, các ngành và cơ quan quản lý có phương án đưa thông tin cụ thể, chi tiết về hàm lượng dinh dưỡng lên nhãn thực phẩm. Việc này sẽ giúp người tiêu dùng xác định rõ một sản phẩm chứa bao nhiêu kCal, bao nhiêu gram muối, đường... để kiểm soát chặt chẽ năng lượng cung cấp trong mỗi bữa ăn, giúp đáp ứng được đúng, đủ khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Với một quốc gia mà khả năng tiếp cận thực phẩm chưa đồng đều, nhất là tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, bà Trương Tuyết Mai nhìn nhận, đảm bảo dinh dưỡng có vai trò không thể thiếu của ngành nông nghiệp.

Lý giải, vị PGS.TS nói: "Từ những tư vấn về dinh dưỡng, ngành nông nghiệp sẽ quyết định nền sản xuất nên tập trung vào mặt hàng nào, chất lượng ra sao và cung ứng tới khu vực nào để phù hợp nhất với thể trạng".

Bà Mai cũng bày tỏ sự ấn tượng với nhóm các sản phẩm OCOP. Ngoài việc là sản phẩm hữu hình hóa, mang đầy đủ đặc trưng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sản phẩm OCOP còn "đáng quý" ở chỗ: Đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; Tận dụng tốt nguồn thực phẩm địa phương; Phù hợp với thị hiếu; Giúp người dân tăng khả năng tiếp cận.

"Chính sách dinh dưỡng luôn song hành cùng ngành nông nghiệp. Thay vì tìm những thực phẩm cao cấp có Omega 3, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng đậu nành, quả óc chó, các loại hạt, rong biển... để bổ sung", bà Mai bộc bạch. 

Chia sẻ thêm với Báo Nông nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của dinh dưỡng, PGS.TS Trương Tuyết Mai ví dụ: Nếu một trẻ thoát khỏi nguy cơ suy dinh dưỡng, cơ hội để tăng thu nhập khi trưởng thành tăng thêm tới 50%. Nếu một quốc gia giảm được 1% tỉ lệ suy dinh dưỡng, bình quân GDP hàng năm có thể tăng từ 3 - 5%.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.