| Hotline: 0983.970.780

Sáng kiến ở hạ lưu sông MêKông về phát triển tôm sú bền vững

Thứ Tư 20/03/2019 , 14:15 (GMT+7)

Ngày 20/3, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị về “Sáng kiến ở hạ lưu sông MêKông về phát triển tôm sú bền vững”, do Bộ NN-PTNT phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Liên bang Úc (CSIRO) tổ chức.

Hội nghị sáng kiến ở hạ lưu Sông Mekong về phát triển tôm sú

Tham dự có đại diện Bộ NN-PTNT; Bộ KH&CN; Bộ Tài Nguyên Môi Trường; Tổng Cục Thủy sản; các Viện Nghiên cứu nôi trồng thủy sản 2; Viện Kính tế quy hoạch Thủy sản phía Nam; Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRI; Phân viên Nghiên cứu hải sản; các Tổ chức CSIRO, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB, Tổ chức sáng kiến Thương mại quốc tế - DHI; các doanh nghiệp XNK Thủy sản vùng ĐBSCL, các Hiệp hội tôm VASEP – ICAFIS; Hiệp hội tôm Ninh Thuận...

Theo Tổng Cục Thủy sản, sáng kiến hạ lưu Sông MêKông nhằm liên kết và cải thiện sinh kế của 10.000 hộ nông dân nuôi tôm sú quảng canh quy mô nhỏ ở ĐBSCL, trong giai đoạn 2019-2029; đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả môi trường và lợi nhuận kinh tế.

Cũng thông qua những sán kiến này, CSIRO sẽ hỗ trợ chuyển giao khoa học trong quản lý sức khỏe, di truyền chọn giống và hệ thống sản xuất. Đối với các cải tiến sâu hơn sẽ được thúc đẩy thông qua các hệ thống chuyển giao công nghệ, mô hình kinh doanh và cấp phép cho hệ thống ao nuôi.

Ông Trần Đình Luân, Phó tổng Cục trưởng Thủy sản MARD cho biết: Sáng kiến này còn hướng tới mục tiêu cụ thể tăng gấp ba lần năng suất nuôi tôm sú so với hiện tại (đạt khoảng 300 -350 kg/ha/năm) và tăng hiệu quả sản xuất thông qua vie675c cải thiện đầu vào, ứng dụng phát triển thực hành nuôi tốt và quản lý quy họach, vùng nuôi hiệu quả. Nâng cao chất lượng và giá trị sàn phẩm tôm sú, thông qua việc cải tiến quy trình sau thu hoạch, hậu cần, nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ việc chuyển đổi các mô hình nông nghiệp sang nuôi tôm sú ở vùng ĐBSCL để thích ứng với biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế...

Hội nghị diễn ra trong hai ngày 20-21/3 sẽ kết thúc.


Phỏng vấn ông Trần Đình Luân, Phó tổng Cục trưởng Thủy sản MARD

Mô hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm