| Hotline: 0983.970.780

Sớm ban hành định mức và đơn giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm

Chủ Nhật 25/06/2023 , 16:40 (GMT+7)

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) vừa tổ chức Hội thảo về đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, thực hiện Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29.5.2020 của Chính phủ và Quyết định số 486/QĐ-TTg ngày 19.4.2022 của Thủ tướng ban hành về Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 8/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 – 2024, theo đó Bộ LĐ-TB&XH được giao xây dựng đơn giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

“Việc xây dựng đơn giá tư vấn, giới thiệu việc làm cần đảm bảo yêu cầu tính đúng, tính đủ các chi phí, đơn giá ban hành phải phù hợp với tính đặc thù của thị trường lao động của các vùng miền và địa phương”, Thứ tưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thanh, hiện nay, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh đang thực hiện xây dựng các phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021. Việc hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đang được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và sẽ dần chuyển đổi sang nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để triển khai có hiệu quả và phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Chi phí tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp lấy từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không lấy từ ngân sách nhà nước theo đúng tinh thần nội dung cải cách đã được đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ VII của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách bảo hiểm xã hội.

Trên 1,4 triệu lượt người được giới thiệu việc làm

Theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Tính từ khi Luật Việc làm có hiệu lực đến nay, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm đạt khoảng trên 11,5 triệu lượt người được tư vấn. Trong đó, khoảng trên 1,4 triệu lượt người được giới thiệu việc làm. Riêng 5 tháng đầu năm 2023, tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm từ đầu năm đến nay là 754.921 lượt người, trong đó có 74.987 người được giới thiệu việc làm.

Ngày 10.8.2018, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Quyết định 1051/QĐ- BLĐTBXH quy định về định mức kinh tế kỹ thuật đối với dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm đối với người lao động, các địa phương căn cứ vào thực tế để tính hệ số đối với định mức và căn cứ vào tình hình ngân sách địa phương để xây dựng và ban hành đơn giá thực hiện trên địa bàn.

Tuy nhiên, hiện nay chưa đến 10 tỉnh đã và đang xây dựng ban hành đơn giá dịch vụ công theo Quyết định này. Đơn giá tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng chung cho toàn quốc. Việc tính đơn giá này cũng căn cứ trên cơ sở khoa học, tính đúng, tính đủ và thực tế của các địa phương để phân chia theo các nhóm đơn giá làm cơ sở thanh toán phí đối với đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ này.

Được biết, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Cục Việc làm, Viện Khoa học Lao động – Xã hội tổ chức các đoàn khảo sát, đo đạc thực tế tại các địa phương, tổ chức 02 hội thảo chia làm 02 khu vực miền Bắc và miền Nam để xin ý kiến, đồng thời có văn bản gửi xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trên cơ sở đó, hoàn thiện báo cáo định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng như dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành đơn giá tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ngày 23/12/2022, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng đã có Quyết định số 1327/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Hội đồng thẩm định đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp gồm 14 thành viên.

Cũng tại hội thảo, đại diện Cục Việc làm, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã báo cáo tập trung về quá trình xây dựng, cơ sở khoa học xây dựng định mức, cũng như dự kiến về đơn giá. Trên cơ sở đó, các đại biểu tham dự Hội thảo tích cực trao đổi, chia sẻ và đưa ra các ý kiến đóng góp để Bộ LĐ-TB&XH tiếp thu và hoàn thiện.

Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) Phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) Phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Định mức kỹ thuật và đơn giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm cần phù hợp với thực tế của các địa phương

Về dự thảo Quyết định Ban hành đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm - cho biết, đối tượng sử dụng dịch vụ là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đối tượng cung cấp dịch vụ là Trung tâm dịch vụ việc thuộc Sở LĐ-TB&XH các tỉnh thành. Đây là đơn vị có chức năng nhiệm vụ theo quy định pháp luật và có khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ quy định. Về đơn giá dịch vụ, đơn giá dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định tại phụ lục kèm theo quyết định.

Ông Phạm Ngọc Khánh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh - cho rằng, Khoản 2 Điều 6 dự thảo quyết định khi có sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm lương, các chỉ số giá tiêu dùng... Câu hỏi đặt ra, khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi thì tính đơn giá dịch vụ tư vấn ra sao? Về định mức và đơn giá, ông Khánh cho rằng, các căn cứ pháp lí còn thiếu nghị định về mức lương cơ sở.

Ông Nguyễn Hồng Việt - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn - băn khoăn quy trình thực hiện. Theo ông Việt, các quy định được xây dựng dựa trên định mức kinh tế kĩ thuật. Trong khi đó, mỗi tỉnh có một hệ số, căn cứ tình hình thực tế địa phương, vùng miền để ra đơn giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp.

Toàn hoản cảnh hội thảo về đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Toàn hoản cảnh hội thảo về đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hùng.

“Đơn giá của tỉnh đang chi từ ngân sách cao hơn đơn giá thanh toán của bảo hiểm xã hội. Đơn giá này khó giải thích với địa phương” - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn cho hay.

Liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là một trong những nội dung được đại biểu quan tâm, chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho biết việc chậm ban hành định mức kỹ thuật có phải là 1 trong những nguyên nhân gây khó khăn cho người lao động trong tìm việc hay không?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Bộ trưởng cho biết, tại sao đến nay, Bộ LĐ-TB&XH chưa ban hành được định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp? Đề nghị chỉ rõ vướng mắc của việc chậm trễ này? Đây có phải nguyên nhân hạn chế vai trò của quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong việc hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm hiện nay hay không?

Theo đại biểu, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Khi thuyết minh ban hành Hiệp định này, Chính phủ cho rằng sẽ tạo được nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng của việc thực hiện các Hiệp định này? Bộ LĐ-TB&XH có hệ thống theo dõi, đánh giá vấn đề này không?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc xây dựng đơn giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm quan trọng nhất là tính đúng, tính đủ các chi phí và phải phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt, phù hợp vơi từng vùng, miền. Bộ LĐ-TB&XH đã giao cho các đơn vị chức năng và đã thành lập Ban chỉ đạo về vấn đề này đi khảo sát các vùng miền, đo đạc thực tế, lấy ý kiến các chuyên gia, lập ra định mức đơn giá.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận việc khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự thế hệ mới chưa thực sự giải quyết được nhiều việc làm cho lao động và thời gian tới sẽ tiếp tục khai thác, mở rộng ở nhiều ngành, nghề. Quyết tâm trong quý III/2023  Bộ ra được định mức kinh tế kỹ thuật.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh'

Tối 4/11, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề ‘Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh’.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...