| Hotline: 0983.970.780

Tác giả 'Bố già' và những góc nhìn khác về thế giới ngầm

Thứ Bảy 11/06/2022 , 08:17 (GMT+7)

Bên cạnh các câu chuyện về giới tội phạm, Mario Puzo còn khai thác nhiều đề tài với cả chất liệu hiện thực và hư cấu, tương đối toàn diện.

Nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ gốc Italy - Mario Puzo (1920-1999) đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc Việt Nam và thế giới với tiểu thuyết “Bố già” (The Godfather), một tiểu thuyết ăn khách và được coi là kinh điển của dòng tiểu thuyết viết về thế giới Mafia và tội phạm. Sự thành công của Bố già ở cả phiên bản tiểu thuyết và điện ảnh, cùng với nhiều tác phẩm khác của Puzo cũng khai thác đề tài này, đã ấn định tên tuổi và danh tiếng của ông với các câu chuyện ly kỳ về thế giới ngầm. Thế nhưng đó không phải là tất cả những gì nhà văn nổi tiếng ấy từng viết.

Tác giả Mario Puzo.

Tác giả Mario Puzo.

Bên cạnh các câu chuyện về giới tội phạm, Mario Puzo còn khai thác nhiều đề tài với cả chất liệu hiện thực và hư cấu, làm nên một chân dung văn học tương đối toàn diện. Trong đó có thể kể đến 4 tác phẩm: “Đất tiền đất bạc”, “Dại thì chết”, “Đấu trường u ám”, và “Tổng thống K. thứ tư”. Thậm chí Mario Puzo còn thừa nhận, không phải “Bố già”, mà chính một trong bốn cuốn tiểu thuyết này mới là tác phẩm “hay nhất và văn học nhất” của ông.

4 cuốn tiểu thuyết viết về 4 câu chuyện khác nhau, có khi đầy chất hiện thực, được xây dựng từ trải nghiệm của chính ông, với những nhân vật có nguyên mẫu trong đời thực, lại có khi hoàn toàn là giả tưởng. Nhưng dù câu chuyện là gì, Mario Puzo vẫn giữ được lối kể đầy cuốn hút, đưa người đọc bước vào những hành trình ly kỳ với những nút thắt không ngờ.

4 cuốn sách được thiết kế đồng bộ, nhưng vẫn toát lên được chất riêng của từng tác phẩm, sẽ khiến bạn đọc hài lòng cả về mặt nội dung và  thẩm mỹ.

“Đấu trường u ám” (The Dark Arena) là “một trong những tác phẩm hay nhất về giai đoạn Mỹ tiến vào nước Đức”, theo nhận định của The Nation. Được xuất bản năm 1955, “Đấu trường u ám” lấy bối cảnh nước Đức sau Thế chiến II ngổn ngang và hoang tàn phế tích. Trên nền sân khấu tan hoang ấy là những nhân vật của thời cuộc. Với tác phẩm này, Mario Puzo đã phơi bày những hiện thực u ám của cuộc đời và sự khắc nghiệt của chiến tranh.

“Đấu trường u ám” đã thành công mang cái tên Mario Puzo đến với độc giả, trước khi danh tiếng ông vang xa nhờ tiểu thuyết Bố già. Bản tiếng Việt do dịch giả Thanh Hoa chuyển ngữ.

“Đất tiền đất bạc” (The Fortunate Pilgrim) là cuốn sách hay nhất và văn học nhất của Mario Puzo. Đây là tiểu thuyết thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Mario Puzo, kể câu chuyện về những con người tìm đến nước Mỹ như miền đất hứa, tranh giành miếng ăn, lợi ích, bất chấp đạo lý và tình người. Một tiểu thuyết đầy tính hiện thực và nhân văn mà ít người ngờ tới ở Mario Puzo.

Được chuyển ngữ bởi dịch giả Ngọc Thứ Lang, dịch giả mà tên tuổi đã gắn với tác phẩm “Bố già” ở Việt Nam, cuốn sách này chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn đọc yêu thích Mario Puzo.

Nói về “Đất tiền đất bạc”, dịch giả Ngọc Thứ Lang cho rằng: “Phải đọc kỹ “Đất tiền đất bạc” thì may ra mới hiểu ở Bố già những động cơ nào đã đưa đến sự lũng đoạn của phe nhóm Bàn tay đen, dễ dàng và bất nhân như vậy.” Còn chính tác giả Mario Puzo thì thừa nhận: “Đất tiền đất bạc là cuốn sách hay nhất và văn học nhất của tôi”.

Bộ tiểu thuyết gồm 4 cuốn của Mario Puzo.

Bộ tiểu thuyết gồm 4 cuốn của Mario Puzo.

“Dại thì chết” (Fools die) – Câu chuyện lấy chất liệu từ cuộc đời Mario Puzo. “Dại thì chết” được viết bằng kinh nghiệm thực tế của Mario Puzo, với nhiều nhân vật có nguyên mẫu trong đời thực, bao gồm chính ông. Tác phẩm lấy văn chương, điện ảnh, và cờ bạc làm đề tài chính, trên nền bối cảnh là ba kinh đô của nước Mỹ: kinh đô văn chương New York, kinh đô điện ảnh Hollywood và kinh đô cờ bạc Las Vegas.

Nói về “Dại thì chết”, The New York Times Book Review nhận xét: “Tiền tài và danh vọng, lừa bịp và dối gian và lợi dụng, yêu đương và mua bán xác thân, cảnh này nối đuôi cảnh lộn xộn khác, tất cả đều được viết với sức sống không bao giờ lụi tàn... Chỉ những độc giả thờ ơ mới có thể không thiết ngấu nghiến tất cả những thứ này.”

Từng được xuất bản ở Việt Nam dưới những nhan đề khác nhau, lần này, “Fools die” được dịch hoàn toàn mới bởi dịch giả Nguyễn Minh, với tên gọi “Dại thì chết”. Nguyễn Minh là dịch giả đã từng chuyển ngữ thành công nhiều ấn phẩm do Đông A ấn hành, bao gồm cả các tác phẩm văn học cổ điển như Robinson Crusoe, hay các sách thường thức về nhiều lĩnh vực như Tôn giáo, Khoa học… cũng như nhiều dự án trong thời gian tới.

“Tổng thống K. thứ tư” (The Fourth K.) – Tiểu thuyết chính trị giả tưởng còn nguyên sức hút sau hơn ba thập kỷ. Tác phẩm này là một tiểu thuyết chính trị giả tưởng, kể câu chuyện một người nữa của gia tộc Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ, trong một thời đại đầy nhiễu nhương, khi lòng tin của thế giới đối với vị thế siêu cường của Mỹ đang mờ nhạt dần.

Vẫn với lối kể chuyện hấp dẫn, Mario Puzo sẽ đưa người đọc đi từ âm mưu này đến âm mưu khác, và bước vào một đại kết cuộc sau cùng. Mặc dù được Mario Puzo sáng tác từ năm 1990, tác phẩm vẫn mang đầy đủ tính hấp dẫn và thời sự với độc giả cho tới tận ngày nay. Hay có thể nói như nhận xét của The Washington Post về cuốn sách: “Cuốn sách kinh điển khiến bạn đọc không dừng được... Tổng thống K. thứ tư có tất cả những gì bạn tìm kiếm ở một tác phẩm giật gân.”

Tại Việt Nam, công ty Đông A là đơn vị duy nhất giữ quyền dịch và in thương mại 9 tiểu thuyết nổi tiếng của Mario Puzo, trong đó 5 cuốn đã ra mắt trước đây và được bạn đọc yêu thích là “Bố già”, “Luật im lặng”, “Đất máu Sicily”, “Cha con Giáo hoàng”, “Ông trùm cuối cùng”.

4 cuốn mới ra “Đấu trường u ám”, “Đất tiền đất bạc”, “Dại thì chết”, và “Tổng thống K. thứ tư” góp phần đưa bạn đọc đến gần hơn với diện mạo văn học của nhà văn ăn khách Mario Puzo, cho thấy một góc nhìn tương đối khác, đầy thu hút và nhân văn, như Martin Chilton, cây bút phê bình của The Independent (UK) đánh giá: “Tiểu thuyết của Mario Puzo không chỉ là những câu chuyện gangster, mà còn là sự mổ xẻ đầy ấn tượng về trải nghiệm của người nhập cư và những bình luận sâu sắc về lòng tham.”

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm