| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng chất thải nuôi bò, tiết kiệm chi phí sinh hoạt

Thứ Tư 05/06/2019 , 08:44 (GMT+7)

Nhiều hộ dân ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã tận dụng nguồn phân thải của bò đưa vào hầm biogas để xử lý khí làm chất đốt, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Theo chân cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi tìm đến nhà anh Trương Tấn Hữu, ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú để ghi nhận việc thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp.

Hầm biogas của gia đình anh Hữu. Ảnh: TD.

Qua thực tế cho thấy, đây là mô hình cần được học tập và nhân rộng, bởi ngoài tính hiệu quả của nó mang lại, thì khu vực chuồng trại của gia đình anh Hữu rất thoáng mát, sạch sẽ, không có bất kỳ sự ô nhiễm nào.

“Khi được nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng để xây dựng hầm biogas, gia đình tôi rất háo hức, muốn thực hiện ngay. Tôi xem trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hầm biogas có rất nhiều tiện ích trong xử lý phân thải và tạo chất đốt. Đến nay, đã gần 6 tháng đưa vào sử dụng, tiện ích mà hầm biogas mang lại hiệu quả, gia đình rất phấn khởi”, anh Hữu nói.

Theo anh Hữu, sử dụng hầm biogas rất tiện lợi, không sợ hết gas giữa chừng. Nếu hết gaz chỉ cần bơm nước vào hầm là sẽ có gas. Bước đầu xài là hiệu quả, còn về lâu dài cần có thời gian để đánh giá cụ thể. Sử dụng biogas, gia đình anh không sợ cháy nổ, xài thoải mái và còn tiết kiệm được chi phí sinh hoạt hằng ngày từ việc nấu nướng có sử dụng nhiên liệu.

Được biết, gia đình anh Hữu là hộ dân tộc thiểu số của địa phương nên được dự án hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm biogas. Có 4 đối tượng được hưởng lợi từ dự án là hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ gia đình dân tộc thiểu số và phụ nữ trụ cột… được hỗ trợ 5 triệu, các đối tượng còn lại được hỗ trợ 3 triệu.

Theo đánh giá của lãnh đạo địa phương, anh Hữu là người chí thú làm ăn. Hiện gia đình anh đang nuôi nuôi bò sữa để phát triển kinh tế. Thu nhập quân bình mỗi tháng từ việc vắt sữa bò của anh là trên 6 triệu đồng.

“Thời gian khai thác sữa khoảng 7 - 10 tháng. Trung bình mỗi ngày bò sẽ cho khoảng 20kg sữa, khi bò mới đẻ thì lượng sữa mỗi ngày khoảng 30kg. Mỗi ký sữa được bán cho HTX nông nghiệp EverGrowth ở huyện Trần Đề là 20 ngàn đồng”, anh Hữu nói.

10-47-41_3_cc_cn_bo_thu_y_den_thm_qun_mo_hinh_nuoi_bo_su_cu_gi_dinh_nh_hu
Cán bộ thú y tham quan mô hình nuôi bò sữa của anh Hữu. Ảnh: TD.
Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi từ biogas góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tránh cho vật nuôi nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm, là tiền đề để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Được biết, huyện Mỹ Tú có 3 xã chuyên nuôi bò lấy sữa, là Thuận Hưng, Phú Mỹ và Mỹ Thuận. Các xã đang tăng cường vận động nông dân lắp bể biogas để xử lý phân bò, tận dụng làm khí đốt, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Tú còn hỗ trợ cho người dân tận dụng nguồn phân đã xử lý để nuôi trùn quế hoặc ủ phân…

Xử lý phân thải trong chăn nuôi hiện có rất nhiều cách, nhưng đa số người dân huyện Mỹ Tú lựa chọn làm hầm biogas. Bởi, loại hình này có nhiều thuận lợi, được hỗ trợ chi phí xây dựng và có thể xử lý chất thải tốt, tránh ô nhiễm môi trường.

Nói về tính tiện ích của việc sử dụng biogas của hộ anh Hữu, ông Phạm Minh Tú, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mỹ Tú cho biết: “Trên địa bàn huyện hiện có 732 công trình khí sinh học biogas từ 4 – 9m3, xử lý rất tốt chất thải chăn nuôi. Điều quan trọng nhất của dự án là giải phóng sức lao động của phụ nữ.

Trước đây, người dân phải tốn công chặt củi, phơi khô rồi nấu nướng, khói bụi, ô nhiễm… rất bất tiện, mất thời gian. Nay, có biogas rất thuận tiện, chỉ cần bật bếp gas là xong, nhanh và gọn”.

Xem thêm
Nuôi bò 3B thâm canh, tăng trọng gần 1kg/ngày

QUẢNG TRỊ Qua theo dõi, bò lai BBB nuôi theo hình thức thâm canh tăng trọng trung bình 0,9kg/con/ngày, tương ứng 27kg/con/tháng.

Cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc

HÀ NỘI Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2024 về kháng thuốc đặt mục tiêu đến 2030, các quốc gia cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc.

Độc đáo trồng dâu tây treo tường

GIA LAI Đam mê làm nông nghiệp sạch, chàng kỹ sư máy tính Nguyễn Văn Quý đã mạnh dạn chuyển hướng, thành công với mô hình trồng dâu treo tường độc đáo đầu tiên ở Gia Lai.