| Hotline: 0983.970.780

Tận mắt chứng kiến chế biến thủy sản truy xuất nguồn gốc ở Hà Tĩnh

Thứ Bảy 16/12/2017 , 09:12 (GMT+7)

Đây là doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mặt hàng xuất đi nước ngoài có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, từ đầu vào...

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc..., những năm gần đây hàng loạt doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hàng đầu Thế giới là HACCP và ISO:2200-2005 vào hoạt động chế biến thủy sản nhằm truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tất cả thực phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn tuyệt đối.

Ghi nhận của NNVN tại Nhà máy chế biến của Cty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh, đóng tại thị xã Kỳ Anh cho thấy, việc “nghiêm khắc” áp dụng quy trình chế biến khép kín của Cty đã gia tăng giá trị kinh tế từ hoạt động chế biến thủy sản lên gấp 20 – 35% so với chế biến thông thường.

Theo đó, bình quân mỗi năm Cty này chế biến 900 – 1.000 tấn thủy sản (gồm mực chất lượng cao, tôm thẻ chân trắng và cá các loại) nguyên liệu; thành phẩm đạt 450 – 500 tấn; tổng doanh thu từ 5 – 5,5 triệu USD.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Cty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh tại Khu kinh tế Vũng Áng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Một lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay, lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh thường xuyên kiểm tra hoạt động chế biến thủy sản của Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh. Đây là doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mặt hàng xuất đi nước ngoài có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, từ đầu vào, thời gian, công nhân trực tiếp chế biến, đóng gói, bảo quản...

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.