| Hotline: 0983.970.780

Tập trung xây dựng chuỗi giá trị hồ tiêu

Chủ Nhật 10/11/2019 , 08:37 (GMT+7)

Trong bối cảnh ngành tiêu toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức về giá cả, thị trường sụt giảm mạnh, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) đã tổ chức Hội nghị Hồ tiêu quốc tế lần thứ 47.

Mục đích của hội nghị nhằm bàn các giải pháp “nóng” và tập trung xây dựng chuỗi giá trị hồ tiêu bền vững toàn cầu.

18-14-07_3
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh và các đại biểu dự hội nghị.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của thị trường hồ tiêu toàn cầu.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu gần 250.000 tân, chiếm 40% sản lượng toàn cầu. Hồ tiêu hiện được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, BR-VT, Đồng Nai, Quảng Trị và Phú Quốc, tạo sinh kế cho gần 200.000 nông hộ tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam.

Đến nay năng lực chế biến hồ tiêu của Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể. Công nghệ chế biến hồ tiêu Việt Nam đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của thị trường thế giới nói chung. Một số doanh nghiệp đã xây dựng được nhà máy chế biến công nghệ cao, xử lý sản phẩm qua hơi nước, tiệt trùng, đóng bao hút chân không, đảm bảo VSATTP, theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra sản phẩm đa dạng tiêu đen, trắng nguyên hạt, tiêu nghiền bột, đóng gói nhỏ.

Tuy nhiên, không chỉ ngành hồ tiêu Việt Nam mà cả ngành hồ tiêu quốc tế cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng, các quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với các yêu cầu mới của thị trường quốc tế. Đồng thời, giá hồ tiêu thế giới cũng liên tục sụt giảm từ 10 USD/kg năm 2015 xuống còn 2 USD/kg năm 2019 do diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh trong giai đoạn 2008 - 2014.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh: “Việt Nam hiện nay vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, với sản lượng xuất khẩu đạt 250.000 tấn, chiếm 40% sản lượng toàn cầu. Thực tế nhu cầu sử dụng sản phẩm hồ tiêu trên thế giới còn rất lớn. Ngoài sử dụng hồ tiêu làm gia vị trong thực phẩm, hồ tiêu còn được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, y dược”.

Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cũng cho biết, đến nay, tỉnh BR-VT tiếp tục xác định hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh với diện tích quy hoạch là 12.600ha, phát triển hồ tiêu theo hướng hữu cơ, bảo đảm năng suất vừa phải, chất lượng cao gắn với chứng nhận VietGAP.

Theo ông Quốc, để đẩy mạnh thương hiệu và chất lượng hồ tiêu, tỉnh BR-VT đã xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý hồ tiêu của tỉnh. Đến nay, BR-VT đã có 1.225ha với 1.165 hộ trồng tiêu đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn SAN, GlobalGAP.

18-14-07_nh_2
Mô hình tiêu phát triển tốt nhờ áp dụng kỹ thuật.

Thời gian tới, tỉnh BR-VT sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết sản xuất; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người nông dân sản xuất đúng quy trình, quy mô hàng hóa lớn; tăng diện tích nhằm tăng lợi thế cạnh tranh ngành hàng, bảo đảm phát triển bền vững, ổn định.

Theo VPA, Hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 47 diễn ra trong bối cảnh sản xuất và kinh doanh hồ tiêu trên thế giới đang bị tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi, như giá hồ tiêu liên tục sụt giảm, khủng hoảng tài chính toàn cầu, thời tiết khí hậu biến đổi bất thường và tình trạng sâu bệnh phá hoại cây trồng chưa kiểm soát được, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng hướng tới những sản phẩm có chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm. Trong khi chi phí sản xuất tăng cao, giá cả diễn biến khó lường. Chính những yếu tố trên đã và đang gây bất ổn đến sản xuất, kinh doanh của ngành hồ tiêu toàn cầu.

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng: “Để thực hiện hướng đi lớn mang tính sống còn cho ngành công nghiệp hồ tiêu Việt nam thời gian tới, vấn đề mấu chốt là cần phải xây dựng chỗi giá trị sản xuất hồ tiêu bền vững trên cơ sở liên kết, trong đó có hai mắt xích quan trọng là sản xuất ngoài đồng ruộng và chế biến trong nhà máy phải hiện đại hóa theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, đặc biệt cần lưu ý đến vấn đề ATVSTP”.

Theo ông Hải, đến nay phần lớn các nhà máy chế biến đã đạt quy chuẩn thực hành chế biến tốt (GMP) và nhiều tiêu chuẩn quốc tế quy định đối với nhà máy chế biến thực phẩm. Tuy có nhiều thành công so với những năm trước nhưng giá trị đem lại của Hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC cho biết: “Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam đang trong giai đoạn cho sản lượng cao nhất từ trước đến nay, do mở rộng diện tích trong những năm trước. Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam cũng cao, do 97% hồ tiêu Việt Nam dành để chế biến xuất khẩu”.

Theo nhận định của bà Liên, cũng như Việt Nam, nguồn cung toàn cầu sẽ duy trì đà tăng ít nhất tới sau năm 2020. Tuy nhiên, sản xuất và kinh doanh hồ tiêu ngày càng khó hơn do vấn đề quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu đang ngày càng siết chặt, trong khi giá cả thị trường lại có xu hướng giảm. Hơn nữa, chuỗi giá trị sản xuất hồ tiêu của Việt Nam còn khá lỏng lẻo, các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ phát triển còn khó khăn.

18-14-07_nh_1
Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam đang trong giai đoạn cho sản lượng cao nhất từ trước đến nay.

Cũng tại hội nghị này, ý kiến của nhiều đại biểu thành viên của IPC cũng chia sẻ, ngành hồ tiêu Việt Nam không nên tăng diện tích, cần tập trung vào thâm canh theo hướng bền vững trên diện tích có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp, thuận lợi về nguồn nước, giữ vững sản lượng. Tập trung vào phát triển ngành công nghiệp hồ tiêu theo hướng bền vững, đảm bảo VSATTP. Đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người nông dân, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu, đảm bảo chất lượng tiêu nguyên liệu sạch cho chế biến và xuất khẩu. Từng bước xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ… theo yêu cầu thị trường, đặc biệt các thị trường cao cấp có giá trị gia tăng; đẩy mạnh chương trình XTTM quốc gia để duy trì và phát triển mạnh hơn năng lực xuất khẩu…

“Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của thị trường hồ tiêu toàn cầu.

Hội nghị lần này, các nước thành viên của Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC đã đi thẳng vào các giải pháp để thực hành, canh tác hồ tiêu bền vững đáp ứng yêu cầu sử dụng của thị trường thế giới trong hiện tại và tương lai”.

Xem thêm
Có thể giảm tần suất lấy mẫu sau 2 năm xuất khẩu dừa sang Trung Quốc

Bến Tre Thông tin được ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn 'Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa' sáng 13/12.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.