Đặc biệt, tại huyện Tam Nông – Đồng Tháp hoạt động tát đìa ăn tết rất sôi động
Người dân gọi những cái ao được đào lấy đất đắp lên vườn tược hay các bờ bao là cái đìa. Đìa thường có độ sâu khoảng 3-4m, rộng khoảng 40-100m tùy vào diện tích đất lớn hay nhỏ.
Mùa khô là thời điểm người dân nhử cá vào đìa hết sức đơn giản, không tốn nhiều thời gian bằng cách “mé” những nhánh cây tạp trong vườn hay chà tre và cả những giề lục bình, rau muống… rồi “liệng” xuống đìa để dụ cá, tôm…vào ở.
Các lão nông ở miền Tây cho biết: Ngày xưa, mỗi lần tát đìa thu hoạch cá tôm nhiều vô số kể, lúc đó thương lái vào tận đìa để mua cá to, số tiền bán cá dùng trang trải đủ cái tết nhà quê cho cả nhà. Còn cá chết ngộp hay cá nhỏ hơn chút thì nhà để lại làm khô, làm mắm để dành ăn tết, thậm chí ăn không hết phải đem ra chợ bán dần. Vì thế, với mỗi nhà, cái đìa rất quan trọng nên cứ đến mùa tát đìa là phải canh chừng kỹ càng đến nỗi cất chòi canh giữ, không cho người khác tát trộm, câu trộm.
|
Bơm nước đìa để chuẩn bị bắt cá, tôm… |
|
Sau khi nước trong đìa gần cạn người dân dùng lưới bắt cá |
|
Túm lưới lại để bắt cá |
|
Mò bắt cá trong đìa |
|
Thông thường một cái đìa rộng khoảng 40-60m2 sẽ thu từ 1-3 tấn cá tôm các loại |
|
Cá bắt trong đìa toàn là những loại cá thiên nhiên nên ăn rất thơm ngon |
|
Niềm vui của người tác đìa bắt được cá to |
|
Những con cá tạp (cá nhỏ) sẽ đem đi ủ mắm ăn quanh năm |
|
Bắt được chú cá trê trắng |
|
Phân loại cá để đem đi tiêu thụ hoặc rộng lại để dành ăn trong những ngày tết đến |
|
Đổ cá vào vèo để rộng cá tươi sống được lâu |
|
Năm nay ĐBSCL nước lũ nhiều nên lượng cá cũng xuất hiện trong đìa nhiều hơn so các năm trước |
|
Dân miền tây có thói quen nhà nào tác đìa bắt được cá lóc lớn thường đem đi nướng chui ăn tại ruộng, số còn lại đem biếu cho hàng xớm 1 -2 con ăn (gọi là ăn lấy thảo). |
|
Cá lóc đồng nướng chui ăn kèm với rau sống và nhấp ly rượu đế ngon tuyệt... |
|
Cá lóc được phơi khô để dành ăn trong những ngày tết |