| Hotline: 0983.970.780

"Tét" rau quả Trung Quốc ngay tại cửa khẩu!

Thứ Sáu 28/11/2008 , 11:00 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục BVTV thành lập tổ công tác lên 3 tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh để kiểm tra (test - tét) chất lượng rau quả nhập từ Trung Quốc ngay tại cửa khẩu, thay vì lấy mẫu kiểm tra khi rau quả đã vào tận Thủ đô...

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục BVTV thành lập tổ công tác lên 3 tỉnh biên giới Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh để kiểm tra (test -tét) chất lượng rau quả nhập từ Trung Quốc ngay tại cửa khẩu, thay vì lấy mẫu kiểm tra khi rau quả đã vào tận Thủ đô...

"Test" hàng giờ, lấy mẫu hàng ngày

Kết luận tại cuộc họp đột xuất với Bộ Y tế, Công thương và Công an, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Dù tỉ lệ rau quả TQ có dư lượng thuốc BVTV chỉ chiếm 10% nhưng nó lại có trong hàng triệu tấn rau, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy từ nay đến Tết nguyên đán, chúng ta phải tăng cường tối đa việc kiểm tra, kiểm soát thuốc BVTV, thuốc thú y, TĂCN và phân bón.

Trao đổi với NNVN chiều qua, TS Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho hay, chúng tôi đã liên hệ với phía Thái Lan nhập bộ test kit có thể phát hiện dư lượng thuốc BVTV trên rau quả cực nhanh. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện với tất cả các lô hàng rau củ quả được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam ngay tại cửa khẩu. Nếu phát hiện dư lượng thuốc BVTV lập tức buộc các lô hàng này quay trở lại, dứt khoát không cho vào nội địa.

Trước đây, bộ test kit của Thái Lan chỉ sử dụng để phát hiện 2 nhóm hoạt chất thuốc BVTV là Photpho và Carbamate. Nhưng nay, bộ test kit mới có thể kiểm tra thêm nhóm thuốc Pyrethroid. Các bộ test kit này sẽ được nhập về trong thời gian sớm nhất sau đó sẽ được phát cho các đơn vị của Cục BVTV, đặc biệt là các đơn vị tại cửa khẩu.

TS Bùi Sỹ Doanh khẳng định: Do rau quả của Trung Quốc được nhập vào Việt Nam không có nguồn gốc xuất xứ từ những vùng sản xuất hàng hoá được trồng, chăm sóc theo một quy trình quản lý chất lượng gắt gao mà chủ yếu là ở các vùng sản xuất rau quả nhỏ lẻ thuộc các tỉnh TQ có biên giới với Việt Nam.

Vì vậy, dù chúng ta đã có kết quả phân tích rau quả không có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép nhưng rõ ràng nguy cơ từ rau quả của Trung Quốc vẫn còn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải làm liên tục,  test hàng giờ và lấy mẫu phân tích hàng ngày. Cục BVTV cũng đang xem xét tiến hành xây dựng các phòng thí nghiệm ngay tại cửa khẩu các tỉnh biên giới.

Ethrel không quá nguy hiểm như lo ngại

Đối với Ethephon không đáng lo ngại khi cho phép sử dụng làm chín quả sớm, ra hoa sớm nếu được hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng cần thiết. Vì nó sẽ phân huỷ thành chất khí, tự nó sẽ bay đi, khả năng tồn tại trên hoa quả khi hoa quả chín là rất ít, chỉ có khả năng hấp thụ vào nước thôi. Khả năng độc của nó thì phụ thuộc nhiều vào liều lượng. Tuy nhiên, khả năng của cây trồng và của quả lại không cho phép hấp thụ nhiều loại chất này. 

TS Bùi Sỹ Doanh khẳng định với NNVN: Ethrel không quá nguy hiểm như một số người nói. Cách đây 4-5 tháng, Cục BVTV đã thu hồi loại thuốc có tên Trung Quốc Ethrel sau đó phân tích bằng phương pháp sắc kí khí phân tích với Ditector RID và đã xác định hoạt chất đó là Ethephon, với tên hoá học là 2.Chrocthyl photphonic axit. Ngoài ra, chúng tôi không xác định được thêm hoạt chất nào khác trong thuốc có tên Trung Quốc Ethrel.

Ethephon là là gì? Đây là hoạt chất mà trên thế giới người ta dùng để kích thích ra hoa, chín quả, ra mủ cao su. Còn ở Việt Nam, hiện nay đã có 6 Cty đăng kí sử dụng Ethephon trong việc kích ra hoa của xoài, nhãn, thanh long, kích thích mủ cao su. Như Cty Bayer dùng loại thuốc cũng có tên là Ethrel 2.5 LS, 10 LS, 480LS.

TS Bùi Sỹ Doanh cho hay: Cơ chế hoạt động của Ethephon là phủ lên cây trồng, hoa quả một loại chất khí hội sinh có tên Etylen. Bản thân chất này cũng có trong cây trồng, vì vậy mà nó được gọi là “hoocmon của sự chín”. Hay nó còn được gọi là Fytohoocmon vận chuyển trong tế bào bằng cách khuếch tán. Nó tác động đến quá trình sinh lý, sinh trưởng, phát triển của cây trồng và sự chín của quả, tăng tính thấm của các màng trong tế bào, giải phóng ra những Elzym…

“Tuy nhiên, vì loại thuốc có tên Trung Quốc Ethrel đang được người dân dùng thúc cho quả chín nhanh không có trong danh mục các loại thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam nên hiện nay Cục đang chỉ đạo các cơ quan thuộc Cục và địa phương tăng cường kiểm tra thu hồi loại thuốc này lưu hành trên thị trường”- TS Bùi Sỹ Doanh cho hay.

Tuy nhiên, đối với Ethephon được xác định từ Ethrel (tên Trung Quốc) thì được phép sử dụng nếu có đơn vị đứng ra đăng kí và có hướng dẫn sử dụng về liều lượng cụ thể như 6 đơn Cty trong nước đã đăng kí sử dụng. Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này chưa có Cty nào đăng kí sử dụng loại thuốc này cho chín quả cả. “Nếu tới đây, có đơn vị nào đăng kí sử dụng thì sẽ được phép sử dụng với liều lượng cần thiết vì sự nguy hiểm của nó không đáng lo ngại”- Ông Doanh khẳng định.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cảnh báo: Vùng núi Bắc bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Các chuyên gia cảnh báo, trong những ngày tới, mưa lớn có nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi Bắc bộ.