| Hotline: 0983.970.780

Tham Đôn vượt khó về đích nông thôn mới

Thứ Bảy 15/09/2018 , 13:38 (GMT+7)

Sau 7 năm tích cực triển khai thực hiện, xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Tham Đôn đã đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan trong công cuộc xây dựng NTM.

Là một xã khó khăn

Xã Tham Đôn là một xã là một xã nghèo vùng nông thôn của huyện Mỹ Xuyên, (Sóc Trăng) có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, xã có 14 ấp với tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 4.931,59 ha, dân số có 3.981 hộ với 18.157 khẩu.

13-29-52_1_ong_dng_vn_phuong_chu_tich_ubnd_huyen_my_xuyen_ve_lm_viec_ti_x_thm_don
Ông Đăng Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên về làm việc tại xã Tham Đôn

Trước khi có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh của xã còn chậm phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế… chưa được đầu tư, sản xuất chăn nuôi dịch bệnh thường xuyên xảy ra, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn khá cao chiếm trên 31,38%.

Đời sống kinh tế của người chủ yếu là nuôi tôm và trồng lúa, trồng hoa màu và phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Tuy nhiên, do những hạn chế về kỷ thuật, đa phần người dân chủ yếu là sản xuất theo truyền thống, trong khi sản xuất nông nghiệp của xã có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, nhất là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp và thủy sản còn chậm; chưa phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn phát triển chưa đa dạng, quy mô nhỏ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn còn chậm.
 

Sức sống mới từ nông thôn mới

Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM là cho lợi ích chung cho dân và vì dân. Anh Lý Thành Thương, năm Sinh 1980 (ngụ ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện Mỹ xuyên) phấn khởi cho biết, ngay từ đầu khi xã phát động phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, bản thân tôi cùng gia đình đã tích cực tham hưởng ứng, hiện tốt phong trào do địa phương phát động: phát hoang cỏ dại, trồng bông hoa, xây dựng cột cờ, cổng rào và cải tạo nhà ở xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, bản thân anh Thương còn tích cực vận động người thân và nhân dân trong ấp đóng góp xây dựng mới đường giao thông nông thôn tại ấp Sô La 1, dài 270m, rộng 2,5m với tổng số tiền 130 triệu đồng.

Ông Lâm Văn Phấn năm sinh 1959 (ngụ ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên) chia sẽ, từ khi nghe xã phát động phong trào “Chung sức xây dựng Nông thôn mới’’, thực hiện theo tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” gia đình tôi rất ủng hộ. Từ năm 2012 đến nay, tôi cùng với người thân trong gia đình đã vận động nhiều hộ dân ở địa phương hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng cầu, đường giao thông nông thôn, giúp đở hộ nghèo với tổng số tiền gần 450.000 triệu đồng. Thấy được đường quê khởi sắc, con đường đến trường của các cháu học sinh không còn chông chêng nữa, cuộc sống người dân ngày càng sung túc, tôi rất vui vì công sức mình bỏ ra rất có ý nghĩa. Ông Phấn tươi cười cho biết.

13-29-52_2_co_so_h_tng_duoc_nng_len_tung_ngy
Cơ sở hạ tầng được xã quan tâm đầu tư

Ông Lê Minh Tán, Chủ tịch – kiêm Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Tham Đôn cho biết, qua 7 năm triên khai thực hiện đến nay, nhờ tuyên truyền thường xuyên với những cách làm sáng tạo, mới mẻ, Đặc biệt là sự đồng tình và giúp đở của đa số người dân trong xã, chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Tham Đôn đã tạo được sự lan tỏa rộng rãi, huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao từ phía quần chúng nhân dân. Nông nghiệp, nông thôn xã Tham Đôn ngày càng khởi sắc, người nông dân có những đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2020, đưa xã Tham Đôn trở thành “xã nông thôn mới”.

Đến nay, xã Tham Đôn đã đạt được nhiều kết quả nổi bậc như: các tuyến đường xã, đường trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn chiếm 99,18%; Xã có 5/6 trường đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 83,33%; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của xã đạt 100%...

Theo ông Tán cho biết, nhằm để xóa nghèo theo hướng bền vững, xã đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn thuộc chương trình 135 và vốn chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong 02 năm (2016-2017) đã hỗ trợ cho 148 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách và hộ khác với tổng kinh phí là 735.616.000đ. Qua đó đã giảm dần tỷ lệ hộ nghèo từ 14,94% (năm 2016) xuống còn 3,82% (năm 2018).

Ông Đặng Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết, tuy là một xã khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, cơ sở hạ tầng, lộ giao thông nông thôn xuất phát điểm còn thấp, nhưng với những quyết tâm và nổ lực của các cấp, ngành, đoàn thể, đặc biệt là đồng tình ủng hộ của toàn thể nhân dân trong xã. Đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí, Tôi hết sức vui mừng, phấn khởi với những kết quả mà Đảng bộ cùng nhân dân xã Tham Đôn đã đạt được. ông Phương cho biết.

Hiện nay, xã Tham Đôn đã đạt được 19/19 tiêu chí NTM, chờ ngày đón nhận xã đạt chuẩn NTM của UBND tỉnh Sóc Trăng.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.