| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa 'cấm biển', không nghỉ lễ 2/9 nhằm ứng phó bão số 4

Thứ Năm 29/08/2019 , 15:58 (GMT+7)

Để ứng phó với bão số 4, tỉnh Thanh Hóa thực hiện cấm biển từ 5h ngày 29/8. Công chức, viên chức một số huyện không nghỉ lễ 2/9 để tập trung chống bão số 4.

Rất ít tàu thuyền vào cảng Lạch Hới vào thời điểm cuối buổi sáng 29/8.

Tính đến giữa chiều 29/8, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trời đã bắt đầu đổ mưa. Người dân, chính quyền địa phương khu vực ven biển và miền núi đang khẩn trương chuẩn bị ứng phó với bão số 4.

Tính đến 17 giờ ngày 28/8/2019, toàn tỉnh Thanh Hóa có 3.449/7.288 tàu thuyền với 9.123/25.554 lao động hoạt động nghề đánh bắt của Thanh Hóa đang neo đậu tại các bến cảng, âu thuyền; số còn lại đang hoạt động trên biển. Tính đến sáng 29/8, lực lượng chức năng đã liên lạc được với 3 phương tiện tại xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) mất liên lạc từ 13h ngày 28/8.

Tại các huyện ven biển Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thành phố Sầm Sơn… từ 5 giờ ngày 29/8, chính quyền địa phương đã thực hiện lệnh cấm biển.

Đến cuối buổi sáng cùng ngày, tàu thuyền và các loại bè mảng cơ bản đã được ngư dân đưa vào khu vực neo đậu, tránh trú an toàn. Tuy nhiên, số lượng phương tiện vào tránh trú tại các âu thuyền khá ít.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn cho biết, cảng cá và âu thuyền có sức chứa 900 phương tiện. Tuy nhiên, tính đến sáng 29/8 chỉ mới có khoảng 190 phương tiện vào neo đậu.

“Các tàu cá của Thanh Hóa hoạt động trên vùng biển Vịnh Bắc bộ. Nhiều tàu thuyền sẽ vào tránh trú bão tại Quảng Ninh, Hải Phòng… Còn tại cảng Lạch Hới, sau khi các tàu xuất bán hết cá, chúng tôi sẽ cho sang âu thuyền tránh trú bão; tất cả các thành viên sẽ không ở lại trên thuyền khi bão đến” – ông Tuyên cho biết.

Thuyền nhỏ, bè mảng được ngư dân Sầm Sơn đưa lên bờ tránh bão.

Các địa phương khác cũng đang kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông, bãi sông, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Tại huyện Mường Lát, chính quyền địa phương yêu cầu cán bộ, nhân viên không nghỉ lễ 2/9 để tập trung phòng chống bão.

Bắt đầu từ chiều 29/8, các tổ công tác cấp huyện và các xã sẽ bắt đầu ra quân túc trực 24/24 ở những thôn, bản, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống lũ quét để ứng phó với bão số 4. Huyện thành lập 8 tổ công tác gồm các lực lượng biên phòng, quân sự, công an xuống các xã để túc trực, chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 4. Các xã đã thành lập hơn 10 tổ công tác để ứng trực 24/24 giờ ở hơn 10 thôn, bản có nguy cơ sạt lở cao.

Một số tàu thuyền tranh thủ xuất bán cả để vào âu thuyền tránh bão.

UBND huyện Mường Lát chỉ đạo các phương tiện, máy móc tập trung ở các tuyến đường, chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu sẵn sàng khắc phục các sự cố sạt lở đường.

Tại huyện Quan Sơn, chính quyền địa phương đã ban hành công điện khẩn đến các đơn vị, địa phương để chuẩn bị đối phó với bão số 4.

Các xã được cảnh báo phải đặc biệt quan tâm đến 6 tuyến giao thông đi qua sông Luồng và sông Lò để bảo đảm tính mạng cho người dân qua lại khi có mưa lớn.

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, hiện các vùng mây gây mưa rào và dông sét trên vùng biển và các huyện ven biển tỉnh đang tiếp tục di chuyển đi sâu vào đất liền. Lúc 14h00’ ngày 29/8 trên vùng biển các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa đang có các vùng mây gây mưa rào và dông, sét; di chuyển về phía Tây nam và có khả năng phát triển và đi sâu vào đất liền tỉnh Thanh Hóa.

Cảnh báo 1 – 3 giờ tới, một số huyện tại Thanh Hóa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và dông, sét. Đề phòng trong cơn dông có gió giật mạnh, sấm sét và tố lốc, trên Biển  lốc xoáy và sóng cao. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1

 

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Đinh Thế Huynh

Ông Đinh Thế Huynh được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất