| Hotline: 0983.970.780

Thị trường lao động ở TP.HCM trong thời gian tới vẫn trầm lắng

Thứ Sáu 19/05/2023 , 19:08 (GMT+7)

TP.HCM Thị trường lao động trong thời gian tới vẫn còn bị ảnh hưởng và trầm lắng, bởi nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi đơn hàng.

Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có số công nhân đông nhất trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có số công nhân đông nhất trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trong đợt cắt giảm lao động lần này, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (gọi tắt là Pouyuen) dự kiến tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 5.744 người. Trong số những lao động này, có tới 34,3% có quê ở Long An, Tiền Giang; 35,3% ở khu vực miền Trung, miền Bắc và 30,4% ở TP.HCM.

Đặc biệt, số lao động ở độ tuổi trên 40 chiếm tới 53,6%; từ 30-40 tuổi chiếm 39,6% và từ 21-30 tuổi chiếm 6,8%.

Theo Pouyuen Việt Nam, lý do cắt giảm lao động là thu hẹp sản xuất vì đơn vị thiếu đơn hàng, trong khi chi phí đầu vào tăng cao do giá nguyên liệu, ảnh hưởng chiến sự trên thế giới, dẫn đến tình hình kinh doanh giảm sút. 

Pouyuen Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Pou Chen Đài Loan, chuyên sản xuất, xuất khẩu giày thể thao với hơn 110.000 lao động, riêng công nhân làm việc tại TP.HCM khoảng 46.000 người.

Đánh giá tình hình quan hệ lao động ở TP.HCM, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM cho biết, thời gian qua, Sở đã phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, UBND thành phố Thủ Đức và quận, huyện để theo dõi sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến quan hệ lao động.

Từ tháng 4/2023 đến nay, trên địa bàn Thành phố, không xảy ra tranh chấp lao động tập thể, tình hình quan hệ lao động tại Thành phố cơ bản được giữ ổn định, hài hòa.

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát cao, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM Nguyễn Văn Lâm cho hay, các sở, ban, ngành, địa phương đang chủ động, tích cực thực hiện một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động. Cụ thể, đối với UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chủ động, thường xuyên nắm tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình quan hệ lao động, biến động lao động, chủ động giải pháp hỗ trợ kịp thời, phòng ngừa tranh chấp tập thể, ngừng việc; phối hợp với các Sở, ban, ngành để tham gia giải quyết.

Đồng thời, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cũng phối hợp UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện theo dõi sát tình hình và phương án giảm lao động tại các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn;

Tại TP.HCM, Pouyuen có khoảng 46.000 người đang làm việc tại đây. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại TP.HCM, Pouyuen có khoảng 46.000 người đang làm việc tại đây. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Mặt khác, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn và soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc cắt giảm số lượng lớn công nhân của Pouyuen Việt Nam đã tác động đến tâm lý lao động cũng như tình hình việc làm trên địa bàn TP.HCM, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát.

"Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan hướng dẫn chi trả đầy đủ chế độ an sinh, kết nối giới thiệu việc làm mới cho hơn 3.000 lao động mất việc. Bộ cũng dự báo thời gian tới lạm phát, giá năng lượng tăng cao, có thể dẫn đến cắt giảm lao động số lượng lớn tại nhiều doanh nghiệp", lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay.

Ông Nguyễn Văn Lâm thông tin thêm, Sở cũng đã đề nghị Bảo hiểm xã hội TP.HCM chủ động kiểm tra, giám sát tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  của các doanh nghiệp.

"Dự kiến thị trường lao động trong thời gian tới có lẽ vẫn còn bị ảnh hưởng và trầm lắng, bởi nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn tìm cách phục hồi đơn hàng, giữ việc làm cho người lao động, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may - giày da, bất động sản, xây dựng, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ...

Tuy vậy, ở các lĩnh vực khác như sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ uống; sản xuất sản phẩm điện tử máy tính; bán buôn và bán lẻ; du lịch; tài chính - ngân hàng... tăng về nhu cầu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong các lĩnh vực này", lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM đánh giá.

Theo thống kê, 4 tháng đầu năm 2023, toàn quốc có 369.882 người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, tăng 20,06% so với cùng kỳ. Riêng tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM, 4 tháng đầu năm 2023 đã giải quyết cho 35.888 người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, giảm 14,2% so với cùng kỳ.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu lao động. Thực hiện kịp thời các chính sách bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề).

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm