| Hotline: 0983.970.780

Thích ứng mặt bằng giá phân bón mới

Thứ Tư 30/06/2021 , 12:59 (GMT+7)

ĐBSCL Trước thực trạng giá phân bón đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL khuyến cáo bà con nông dân sử dụng cân đối, tiết kiệm.

Hiện nay giá phân bón đang tăng cao làm nông dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay giá phân bón đang tăng cao làm nông dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lúa, phân tăng giảm trái chiều

Nếu so với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón ure tại ĐBSCL đã tăng ít nhất từ 230.000 - 240.000 đồng/bao. Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở TP Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp... giá ure Phú Mỹ và Đạm Cà Mau (ure Cà Mau) ở mức 560.000-590.000 đồng/bao, trong khi trước đó ở mức 530.000-540.000 đồng/bao.

Giá nhiều loại DAP nhập khẩu từ Philippines, Hàn Quốc, DAP Trung Quốc (loại hạt xanh) từ 800.000-850.000 đồng/bao. Giá NPK 20-20-15 Đầu Trâu và NPK 20-20-15 Cò Bay đang có giá 690.000-720.000 đồng/bao. Phân bón Kali (Israel, Canada, Nga) có giá từ 460.000-480.000 đồng/bao.

Ông Lê Hồng Quân, nông dân xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ, đang canh tác 1,4ha lúa hè thu, trồng giống OM 5451 lúa được gần 70 ngày tuổi nhưng ăn ngủ không yên khi giá lúa liên tục sụt giảm, còn giá vật tư đầu vào như phân bón liên tục tăng liên tục trong thời gian gần đây.

Giá phân bón tăng cao nhưng lúa lại có dấu hiệu giảm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giá phân bón tăng cao nhưng lúa lại có dấu hiệu giảm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Quân cho biết, giá phân bón tăng mạnh, làm nông dân ngày càng gánh nặng thêm chi phí đầu vào, trong khi đó sản xuất lúa hè thu thời tiết không thuận lợi, đầu tư phân bón hay bỏ công thuê mướn cũng nhiều hơn so với vụ đông xuân. Ngược lại, năng suất lúa vụ này không cao nằm ở mức 600 - 800kg/công, giá lúa lại đang giảm khiến nông dân không có lãi.

“Mấy mùa trước tôi ra đại lý mua bao phân có hơn 300.000 đồng/bao, còn bây giờ phải trên 550.000 đồng. Việc tăng giá như vậy đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con, chúng tôi chỉ mong muốn giá phân bón ổn định để nông dân yên tâm sản xuất. Nếu giá phân bón tăng cao như thế này giá lúa cũng phải tăng theo mới hợp lý, còn như hiện nay không ổn cho nông dân trồng lúa như chúng tôi”, ông Quân nói.

Sử dụng cân đối, tiết kiệm

Chúng tôi có mặt tại cửa hàng vật tư nông nghiệp ở huyện Thới Lai, để hỏi thăm tình hình phân bón tăng giá. Trong lúc chờ đợi gặp chủ đại lý gặp rất nhiều nông dân mang sổ đến thanh toán tiền nợ mua phân bón trước đó ở vụ hè thu 2021 và ghi sổ mới để tiếp tục mua nợ cho vụ thu đông.

Tuy giá phân bón tăng cao 'chóng mặt' như hiện nay nhưng nông dân vẫn chấp nhận mua về sử dụng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy giá phân bón tăng cao "chóng mặt" như hiện nay nhưng nông dân vẫn chấp nhận mua về sử dụng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Phạm Văn Khá, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ chạy chiếc xe Honda cà tàng cầm sổ nợ trên tay đến đại lý thanh toán tiền gần 10 triệu đồng vì gia đình anh vừa bán xong vụ lúa hè thu.

Anh Khá cho biết, gia đình vừa thu hoạch 1ha lúa hè thu, năng suất chỉ ở mức 750kg/công cũng thuộc loại khá ở trong xóm, tuy nhiên năng suất có giảm khoảng 150kg/công so với cùng kỳ năm rồi với lý do sâu bệnh nhiều và chuột cắn phá nên ảnh hưởng năng suất. Khi kêu lái đến mua, chỉ bán lúa ở mức giá 5.200 đồng/kg, giảm 500-800 đồng/kg so với trước đó 2 tháng, sau khi gia đình anh trừ hết chi phí vụ này lãi trên 1,3 triệu đồng/công.

"Hôm nay tôi ra đại lý vật tư nông nghiệp vừa thanh toán nợ cũ và mua nợ mới để chuẩn bị xuống giống vụ thu đông tiếp theo. Nghe tin đại lý báo giá phân bón lại tăng nữa làm tôi “chóng mặt” nhưng đành phải chấp nhận mua ở giá cao để về bón lót cho lúa vì chuẩn bị vài ngày nữa xuống giống rồi." Anh Khá ngầm ngùi.

Theo nhiều đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ nhận định, giá phân bón tăng cao chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thế giới tăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo nhiều đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ nhận định, giá phân bón tăng cao chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thế giới tăng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo nhiều đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ nhận định, giá phân bón tăng cao chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thế giới tăng, cùng với giá các nguyên liệu nhập khẩu và chi phí sản xuất phân bón trong nước tăng. Thời gian tới đây, giá nhiều loại phân bón có khả năng còn tăng và duy trì ở mức cao do chi phí vận chuyển tăng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Giá phân bón tăng cao, nông dân phải cân nhắc lượng phân bón cho cây trồng ở mức phù hợp để tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế bón phân đối với những loại cây trồng đang có giá cả đầu ra bấp bênh. Đối với cây lúa, cần áp dụng các biện pháp khoa học tiến tiến như: “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” nhằm giảm tối đa giá thành, tăng năng suất từ đó mới đem lại lợi nhuận cho bà con nông dân.

Xem thêm
Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?