| Hotline: 0983.970.780

Thiên tai sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng hơn

Thứ Sáu 29/11/2024 , 18:54 (GMT+7)

Theo ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam tình hình thiên tai ở ĐBSCL ngày càng gia tăng cả về tần suất xuất hiện lẫn mức độ nguy hiểm.

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam. Ảnh: Minh Đảm.

Xu hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng hơn

Theo ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, nhận định với diễn biến tình hình thiên tai trong những năm vừa rồi, cùng với các dự báo của các cơ quan trong và ngoài nước cho thấy tình hình thiên tai nói chung và thiên tai ở ĐBSCL nói riêng đang có xu hướng gia tăng, với việc tăng tần suất xuất hiện và cả về mức độ nguy hiểm.

Do đó, cần phải có sự chủ động chuẩn bị giải pháp thích hợp để giảm thiểu những tác động này. Nếu không, thiên tai ở ĐBSCL, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông bờ biển, sụp lún, ngập úng là sẽ ngày càng gia tăng. Tình hình này, theo dự báo của Viện sẽ càng nguy hiểm hơn trong những bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những tác động ở phía thượng nguồn ĐBSCL.

Theo ông Đỗ Đức Dũng, chúng ta cần phải chủ động hơn đối với biến đổi khí hậu trong xu hướng gia tăng tính cực đoan của thời tiết. Trong đó, hạn hán có xu hướng gia tăng và kéo dài hơn. Nước biển dâng làm nước ở phía hạ nguồn dâng cao hơn, ngày càng thể hiện một cách rõ nét. Một minh chứng cụ thể, ngày 18/11 mực nước triều dâng ở ĐBSCL đã làm ngập úng nhiều địa phương.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng tính cực đoan, nước biển dâng còn làm cho xu hướng bị sụt lún ở ĐBSCL nhanh hơn. Phân tích các số liệu thống kê, cho thấy tốc độ sụp lún nhanh diễn ra nhanh hơn so với nước biển dâng. Nếu không chủ động giải pháp thì mức độ ngập úng của ĐBSCL ngày càng gia tăng.

Thời gian tới, sạt lở ở ĐBSCL có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn. Ảnh: Minh Đảm.

Thời gian tới, sạt lở ở ĐBSCL có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn. Ảnh: Minh Đảm.

Ở thượng nguồn, câu chuyện xây dựng hồ chứa làm thay đổi dòng chảy, trong những trường hợp cực đoan hạn hán ở ĐBSCL sẽ càng nghiêm trọng hơn. Bởi, khi hạn hán mức độ cao hơn, mực nước chảy về nhỏ hơn làm cho xâm nhập mặn sâu hơn. Ngược lại lũ lại càng lớn hơn và mức độ ngập càng nguy hiểm hơn khi mà kết hợp triều cường với nước biển dâng.

Khi phát triển thượng nguồn làm cho cát, phù sa về ĐBSCL ít hơn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sạt lở bờ sông bờ biển gia tăng.  Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã cho rằng đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sụt lún, xói lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL.

Ba hướng ứng phó

Do đó, ông Đỗ Đức Dũng cho rằng cần phải có những sự chuẩn bị giải pháp để giảm thiểu những tác động này. Theo ông, hiện tại cũng như trong tương lai có 3 hướng chính.

Thứ nhất, cần phải gia tăng tính chủ động trong giảm thiểu tác động này. Tôi lấy ví dụ như ở Bạc Liêu, mặc dù nước biển dâng lịch sử trong 44 năm tại Gành Hào 2.65m, tức là vượt mức báo động 3 là 0.4m. Các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ bị ngập lụt nặng. Riêng Bạc Liêu không bị ảnh hưởng. Lý do Bạc Liêu không bị ảnh hưởng do chủ động kiểm soát triều bằng các cống ven biển. Họ đã chủ động việc xây dựng quy trình vận hành ngay từ đầu. Khi có thông tin sẽ chủ động đóng cửa cống bảo vệ.

“Nếu không có sự chuẩn bị này, Bạc Liêu sẽ bị ngập hơn nhiều. Đây là một cái ví dụ điển hình, là một bài học kinh nghiệm rất là thực tiễn để giúp tăng thêm chủ động trong việc kiểm soát”, ông nói.

Công trình kè chống sạt lở đầu cồn Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Minh Đảm.

Công trình kè chống sạt lở đầu cồn Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: Minh Đảm.

Thứ hai, ông cho rằng dân sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Do đó, phải tăng cường truyền thông để giúp cho người dân hiểu được, có được thông tin để chuẩn bị cũng như là tham gia vào quá trình để chuẩn bị giảm thiểu tác động của ảnh hưởng này.

Thứ ba, giải pháp dài hạn, các bộ ngành từ trung ương đến địa phương đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng thông qua các nghị quyết, chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Ngoài giải pháp phi công trình thì giải pháp công trình rất quan trọng để giúp cho ĐBSCL phát triển bền vững và ổn định. Trong quy hoạch của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam cũng đã có đề xuất giải pháp này. Đó là các cống kiểm soát cửa sông lớn để chủ động hơn trong tương lai đối với câu chuyện mực nước biển dâng cũng như tác động của phía thượng nguồn.

“Sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa là các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, các giải pháp công trình lẫn phi công trình thì có thể giúp cho ĐBSCL phát triển một cách bền vững ổn định”, ông Đỗ Đức Dũng cho biết.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tầm nhìn xanh bền vững: [Bài 2] Xây dựng giá trị mới cho nông sản Mộc Châu

SƠN LA Mộc Châu xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững, từ công nghệ cao đến tiêu thụ, gia tăng giá trị kinh tế, khẳng định vị thế trên bản đồ nông nghiệp.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.