| Hotline: 0983.970.780

Thủ đô Syria hoang tàn sau 7 năm chìm trong bom đạn

Thứ Ba 22/05/2018 , 19:49 (GMT+7)

Những tay súng phiến quân cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) rời đi cũng là lúc thủ đô Damascus của Syria đối mặt với bài toán tái thiết khi cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề sau 7 năm chiến tranh.

Quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus lần đầu tiên trong 7 năm nội chiến, sau khi đẩy lùi các tay súng phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi khu vực phía nam Damascus. Trong ảnh: Một người đàn ông ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà bị tàn phá trong các cuộc giao tranh ở vùng al-Hajar al-Aswad, ngoại ô Damascus hôm 21/5.
Quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus lần đầu tiên trong 7 năm nội chiến, sau khi đẩy lùi các tay súng phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi khu vực phía nam Damascus. Trong ảnh: Một người đàn ông ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà bị tàn phá trong các cuộc giao tranh ở vùng al-Hajar al-Aswad, ngoại ô Damascus hôm 21/5.
Các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đã chiến đấu trong nhiều tuần để giành lại quyền kiểm soát al-Hajar al-Aswad và các vùng lân cận khỏi sự chiếm đóng của IS. Trong ảnh: Các binh sĩ quân đội Syria lái xe qua khu vực đổ nát al-Hajar al-Aswad.
Các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria đã chiến đấu trong nhiều tuần để giành lại quyền kiểm soát al-Hajar al-Aswad và các vùng lân cận khỏi sự chiếm đóng của IS. Trong ảnh: Các binh sĩ quân đội Syria lái xe qua khu vực đổ nát al-Hajar al-Aswad.
Với việc giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad hiện ở vị thế mạnh nhất kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu nổ ra tại Syria.
Với việc giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad hiện ở vị thế mạnh nhất kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu nổ ra tại Syria.
Tuy nhiên, các cuộc giao tranh cũng biến Damascus thành bãi chiến trường với cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề.
Tuy nhiên, các cuộc giao tranh cũng biến Damascus thành bãi chiến trường với cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề.
Cuộc chiến kéo dài hơn 7 năm ở Syria khiến hơn 400.000 người thiệt mạng và mất tích. Hơn một nửa trong số 22 triệu dân Syria phải bỏ nhà cửa.
Cuộc chiến kéo dài hơn 7 năm ở Syria khiến hơn 400.000 người thiệt mạng và mất tích. Hơn một nửa trong số 22 triệu dân Syria phải bỏ nhà cửa.
Cảnh tượng đổ nát tại trại tị nạn Yarmouk của người Palestine ở Damascus. Đây cũng là nơi sinh sống của người Syria và từng là mục tiêu tấn công của phiến quân.
Cảnh tượng đổ nát tại trại tị nạn Yarmouk của người Palestine ở Damascus. Đây cũng là nơi sinh sống của người Syria và từng là mục tiêu tấn công của phiến quân.
Các phương tiện quân sự của quân đội Syria vẫn được nhìn thấy tại các khu vực từng xảy ra giao tranh ở Damascus.
Các phương tiện quân sự của quân đội Syria vẫn được nhìn thấy tại các khu vực từng xảy ra giao tranh ở Damascus.
Xe bị thiêu cháy chất thành đống ở hai bên đường tại al-Hajar al-Aswad.
Xe bị thiêu cháy chất thành đống ở hai bên đường tại al-Hajar al-Aswad.
Lửa vẫn cháy bên trong các tòa nhà bị trúng hỏa lực tại Damascus. Xe ô tô và các đồ đạc đều bị thiêu rụi trơ khung.
Lửa vẫn cháy bên trong các tòa nhà bị trúng hỏa lực tại Damascus. Xe ô tô và các đồ đạc đều bị thiêu rụi trơ khung.
Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và một số nước vẫn đang duy trì lực lượng quân sự tại Syria, trong đó Mỹ và Nga từng công bố kế hoạch rút quân khỏi Syria.
Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và một số nước vẫn đang duy trì lực lượng quân sự tại Syria, trong đó Mỹ và Nga từng công bố kế hoạch rút quân khỏi Syria.
Nga là lực lượng hậu thuẫn mạnh nhất cho chính quyền Syria kể từ khi Moscow tham gia cuộc chiến tại Syria từ năm 2015 theo đề nghị của Tổng thống Assad.
Nga là lực lượng hậu thuẫn mạnh nhất cho chính quyền Syria kể từ khi Moscow tham gia cuộc chiến tại Syria từ năm 2015 theo đề nghị của Tổng thống Assad.
Tổng thống Putin cho rằng các lực lượng quân sự nước ngoài nên rút khỏi Syria sau khi quân đội nước này giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và bắt đầu tiến trình chính trị.
Tổng thống Putin cho rằng các lực lượng quân sự nước ngoài nên rút khỏi Syria sau khi quân đội nước này giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và bắt đầu tiến trình chính trị.
3 cơ sở bị phương Tây nghi sản xuất và lưu trữ vũ khí hóa học tại Damascus từng là mục tiêu của cuộc không kích do liên quân Anh, Pháp, Mỹ tiến hành hồi tháng 4. Hơn 100 tên lửa đã đồng loạt dội vào các mục tiêu này.

Ảnh: Reuters

(Dân trí)

Xem thêm
Người trồng dưa hấu Quảng Bình lãi hơn 50 triệu đồng/ha

Người trồng dưa hấu Quảng Bình lãi hơn 50 triệu đồng/ha. Thanh long Bình Thuận lên mức 25.000 đồng/kg. Cơn mưa ‘vàng’ giải nhiệt cho các tỉnh miền Tây. Nghệ An: Nhiều diện tích rừng chưa được bàn giao thực địa.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Thả 3 con khỉ đuôi lợn về rừng, bảo tồn nguồn gen quý

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) vừa thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn nặng khoảng 7kg về khu rừng tự nhiên để bảo tồn gen quý.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm